Hội trường bên dưới
Báo đảng Tây Ninh
Cũng trao giải thưởng
Vui tỉnh tình tinh
Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013
CUỐI NĂM HAI BÁO CÙNG VUI
Cả Hội văn nghệ
Cùng Báo Tây Ninh
Hôm nay tổng kết
Đoàn kết thắm tình
Hội văn tầng trên
Báo xin tầng dưới
Cuối năm vồi vội
chúc nhau thành công
Cùng Báo Tây Ninh
Hôm nay tổng kết
Đoàn kết thắm tình
Hội văn tầng trên
Báo xin tầng dưới
Cuối năm vồi vội
chúc nhau thành công
Ông Dương Văn Phong/ Là Chủ tịch Hội |
Anh La Hùng Thới/ Là Phân hội trường (trưởng) |
Bên trái màn hình/ Nhã My- Phương Quý |
Đố biết làm gì?/Ký thi đua đó! |
Buổi trưa lọ mọ/Cùng Phan Đức Nam/ Với Hoàng Đức Chính/ Vào thăm anh Thiện/Nhậu say một chầu |
Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013
CHI HỘI VHNT GÒ DẦU- BỘI THU MÙA SÁCH
Chi hội VHNT
Gò Dầu- Bội thu mùa sách
Sáng nay lúc
tám giờ, Chi hội VHNT Gò Dầu làm lễ ra mắt ba tập sách mới của ba tác giả: Nhà
văn Trần Hoàng Vy vẫn chung thủy với các độc giả thiếu nhi bằng tác phẩm BỨC MẬT
THƯ TRÊN LÁ. Hai nhà thơ nữ với DỖI của Trần Nhã My, một tập thơ khá đầy đặn về
số bài và chất lượng, vừa được Ủy ban toàn quốc các HVHNT tặng giải thưởng Văn
học trẻ, nhà thơ Nguyệt Quế với TÓC RAU HẸ, tập thơ thứ hai của chị có nhiều đổi
mới.
Ban tuyên giáo
huyện ủy Gò Dầu rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển VHNT địa phương. Các vị đại
diện đảng và chính quyền huyện đã có mặt động viên, cổ vũ cho anh chị em. Nhiều bận văn từ thành phố HCM, các huyện lân
cận và Phân hội văn học cũng tới dự.
Chúc mừng chi
hội Gò Dầu với ba đầu sách được đầu tư sáng tác năm nay, trong số bảy đầu sách
toàn tỉnh.
Một số hình ảnh
ghi lại:
TẶNG HOA BA TÁC GIẢ |
NHÀ THƠ THU THỦY- CỰU HỘI VIÊN HVHNT TÂY NINH VỪA Ở MỸ VỀ CŨNG TỚI DỰ |
ÔNG NGUYỄN CHÍN SỚM- TRƯỞNG BAN TGHU CHÚC MỪNG |
XONG VIỆC, CÙNG VỚI THANH NHÃ, HAI BẠN LÊ HẢI VÀ LIÊN HƯƠNG CHẠY LEN DMC THĂM NHÀ VĂN NGUYỄN ĐỨC THIỆN |
Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013
NGƯỜI BỎ PHỐ LÊN RỪNG
NHÀ THƠ BỎ PHỐ
LÊN RỪNG
Một chiều giá
rét, mưa phùn cuối năm 2012, tôi lặn lội chạy xe máy gần 80 cây số vào Tân Sơn tìm
cơ ngơi mới của nhà thơ Ngô Kim Đỉnh. Ông nhà thơ đầy cá tính này, hình như
không cam chịu số phận, nên quyết chọn cho mình một bến đỗ chăng? Quãng đường
tìm bạn thơ lần này khá xa. Từ chân núi Nghĩa Lĩnh, qua cầu Phong Châu, heo hút
đường rừng hơn bốn chục cây số mới vào đến phố Vàng cuả huyện Thanh Sơn, khoảng
ba chục cây số nữa mới vào đến Khu kinh tế mới Minh Đài, huyện Tân Sơn. Từ đây,
còn phải quanh co đèo dốc, cheo leo nguy hiểm chừng 17 cây số, đến đúng ngã ba
Kim Thượng đi Vườn quốc gia Xuân Sơn, tìm quán ăn Đống Cả là đích thị cái “ổ
con chuồn chuồn” họ Ngô. Một căn nhà cấp
bốn thuê lại, quán ăn bình dân nhưng bài trí gọn gàng, có chút nghệ thuật, đúng
theo con mắt của một văn nghệ sĩ. Ông chủ quán ngồi cô đơn, vẫn râu tóc phong
sương, vẫn mình hạc sương mai, vẫn nụ cười ngạo mạn, nhưng ánh mắt thì ấm áp,
thân tình.
Thú thực, thấy
ánh mắt thoáng xúc động của Ngô thi sĩ, tôi rớm nước mắt. Có một người bạn chẳng
thân thiết lắm lặn lội vào rừng sâu, núi hiểm thăm mình, chẳng đáng để suy nghĩ
ư? Cách đây hơn mười năm, khi cơ ngơi của Ngô Kim Đỉnh còn ngụ tại khu phố Thọ
Sơn, thành phố Việt Trì, ngôi nhà hai tầng tuy nhỏ mà khang trang, trong nhà
bày la liệt đồ cổ và đồ giả cổ, xe hơi lịch sự nằm trước nhà. Hồi đó, nhà anh
khách sang từ thủ đô lên, từ các tỉnh Tây Bắc xuống, những kẻ có chút vai vế ở
địa phương. Khách xa đến nhà họ Ngô, được tiếp đãi trọng thị, muốn đi đâu sẵn
xe hơi chủ nhà đưa đón nhiệt tình. Sau này, công việc làm ăn có gặp trắc trở,
anh bán nhà ở phố về quê nội Phù Ninh. Ai đi ngược, về xuôi tuyến Tuyên Quang-
Hà Nội, qua nhà giấy Bãi Bằng chừng 2 cây số, sẽ thấy bên ven quốc lộ 2 cái “bảo
tàng họ Ngô” to đoành. Anh em văn nghệ sĩ gọi vui nhà mới của Ngô Kim Đỉnh là
“nhà bảo tàng họ Ngô” vì ngôi nhà sàn bê tông do thân chủ tự thiết kế, giống hệt
cái nhà bảo tàng. Tại đây, cũng lại tấp nập bạn văn chương, toàn những người nổi
tiếng kéo đến chơi. Kẻ ngang qua một bữa tiệc, người ăn ngủ dầm dè ba, bốn
ngày. Khen cho cô Hải vợ Ngô Kim Đỉnh tốt tính, khéo chiều bạn chồng, là mấy
anh văn nghệ sĩ “ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo”.
Thơ Ngô Kim Đỉnh
xuất hiện khá sớm ở Phú Thọ, rồi định hình nhanh trên văn đàn cả nước. Sâu sắc,
đa chiều nhưng lãng mạn, mang tính cách riêng. Có một thời làm nghề chạy xe tắc-xi,
nhà thơ nhận những hợp đồng đưa đón khách thăm thú chỗ này, chỗ kia. Cũng là “một
công đôi việc”, anh có dịp tìm cảm hứng cho những đứa con tinh thần. Những năm ấy,
đám văn nghệ sĩ nghèo ngước nhìn Ngô thi sĩ như thần tượng, cả về tài thơ và điều
kiện cuộc sống. Rồi cuộc mưu sinh, đôi lúc gập ghềnh. Con sông đã đến chỗ “có
khúc”, thì đời người cũng gặp lúc “nổi nênh”. Thế là Ngô Kim Đỉnh quyết định
bán xe hơi, vào tít trong “rừng xanh, núi đỏ” tìm kế khác. Cuộc “thượng sơn” của
họ Ngô làm chúng tôi nao nao nhớ lại hoàn cảnh của nhà văn Sao Mai năm 1960,
khi ông kéo bầu đàn thê tử gồm hai bà vợ và 11 đứa con rời Hà Nội lên rừng núi
Thanh Sơn lập nghiệp. Tuy nhiên lão nhà văn Sao Mai lúc ấy mới dừng chân ở xã
Văn Luông. Còn Ngô Kim Đỉnh kéo sâu vào hơn 20 cây số nữa, cuối xã Xuân Đài. Điều
kiện, hoàn cảnh hai thời điểm cũng khác xa nhau. Sao Mai vào rừng với hai bàn
tay trắng và bầy con lít nhít trứng gà, trứng vịt. Còn Ngô Kim Đỉnh vào rừng với
số lưng vốn kha khá, thuê nhà ở, mua sắm dụng cụ, mở quán ăn. Cậu quý tử của vợ
chồng Đỉnh đã xong Đại học, vừa xin vào công tác tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn,
nên việc anh bám rừng cũng con trai là điều dễ hiểu.
NHÀ THƠ ĐÃ THÀNH ÔNG CHỦ QUÁN |
Từng biết một
Ngô Kim Đỉnh khởi nghiệp bằng nghề sửa chữa xe đạp, rồi buôn bán nội thất, đồ
giả cổ. Khá lên thì mua xe hơi chạy tắc-xi. Chưa nghe anh có nghề đầu bếp bao
giờ?! Tìm thăm bạn thơ, kiêm chủ quán ăn, buổi chiều ế khách chẳng có ma nào lai
vãng, nên tôi có dịp ngồi hàn huyên và thưởng thức “thực đơn” của quán Đống Cả.
Đâu ba bốn món gì đò, lòng lợn xào măng chua, cá sông, canh bầu..., thêm món rượu
thuốc màu đỏ sậm. Quán có hai thầy trò, nhà thơ và thằng tiểu đồng đem từ quê
vào. Cứ nhìn vào nhu cầu thực khách, thì cạnh đó là trường THCS Xuân Đài, cách
đó không xa là chợ xã, xung quanh quán ăn cũng rải rác, chắc thu nhập của Đống
Cả không nhiều. Thôi thì nhìn về tương lai, vả lại quán mở mới được hai, ba
tháng, chưa có khách quen.
Hình như nhà thơ
có ý định không muốn sáng tác nữa. Anh vừa in một tuyển tập thơ Ngô Kim Đỉnh
dày cộp và tuyên bố tạm “nghỉ chơi” với thơ. Cũng chẳng biết thế nào mà nói trước.
Tính khí nhà thơ ai còn lạ gì, hứng lên là làm thôi. Tất nhiên chuyện cơm áo
bây giờ là quan trọng hơn cả, khi mà mọi cơ hội đều khó khăn với tuổi “ngũ tri
thiên mệnh”. Cũng có thể rừng núi sẽ cưu mang số phận con người, như trường hợp
nhà văn Sao Mai, ông ra đi để lại 12 trang trại của mình và 11 người con, hoành
tráng giữa núi rừng Tân Sơn. Tôi hi vọng nhà thơ Ngô Kim Đỉnh sẽ làm được như vậy.
Nhưng sau bữa rượu hội ngộ hôm ấy, tôi ra về với tâm trạng bất an. Thứ nhất là
trời chiều đổ mưa, đèo dốc quanh co sương mù phủ đầy. Nhìn về đằng trước, hướng
ra Phố Vàng núi non trùng trùng xa cách. Nhìn về phía sau, cũng núi cao vời vợi
từ bạt ngàn rừng nguyên sinh của rừng Quốc gia Xuân Sơn. Bạn thơ lọt thỏm ở giữa, bơ vơ, mộng mị. Lối
đi về biết nẻo nào hơn? Nhưng tôi tin bản lĩnh Ngô Kim Đỉnh, như câu thơ anh tự
khắc họa:
"Một
ngày nhận tuổi
Tấc lưỡi
bạn bè, caí tóc cái răng
Cái mồm
thì ngang, cái tai thì dọc
Như quân
Bất trị ngoài đường huênh hoang..."
"NHƯ QUÂN BẤT TRỊ NGOÀI ĐƯỜNG HUÊNH HOANG" |
Tân Sơn 12/2012-
Núi Bà 01/2013
PHÙNG PHƯƠNG QUÝ
NGÀY THÊM TUỔI(bài thơ có tính dự báo số phận của Ngô thi sĩ)
Một ngày nhận tuổi
tấc
lưỡi bạn bè cái tóc cái răng
cái
mồm thì ngang cái tai thì dọc
như
quân bất trị ngoài đường huênh hoang
một
ngày nhận tuổi
tiếng
đập trái tim còn vọng ồn ào
bạn
đang ở đâu mang mang mặt đất
bàn
tay lấm láp đôi mắt trong ngần
Sông
nước xuôi xuôi tình người vời vợi
Bạc
tiền có biết qua bến phù vân
Rượu
uống cơm ăn muôn đời thiếu đủ
Quên
quên nhớ nhớ miệng lưỡi khinh thường
Một
ngày nhận ra tuổi còn biết tuổi
Bàn
chân cứ bước đầu cứ mơ màng
Ngày
lại ngày qua đượm hồn gió bụi
Hồn
sông hồn núi gọi người mang mang
Một
ngày nhận ra cây đa miếu cũ
Mưa
nắng xoay vần mấy độ thiên di
Còn
cả tình người tục truyền trong gió
Còn
thật mặt người loé dạng hài nhi.
Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013
xin đừng ném đá giấu tay
XIN HÃY ĐỪNG
“NÉM ĐÁ GIẤU TAY”
Thưa bà con làng
vnweblog!
Lúc 20h15 hôm
nay, anh Nguyễn Đức Thiện có điện thoại cho tôi, than thở vì bị bloger Nguyễn
Thị Kim Liên suốt ngày nay nhắn tin làm phiền, rằng “Thằng PPQ nó nhảy vô nhà
em xả rác và commen bậy bạ. Em có nhắn tin cho nó mà nó không trả lời”. Anh Thiện
cũng hỏi tôi có vụ đó không? Tôi xin có mấy lời với bà con thế này.
Tôi không rảnh,
hoặc không bao giờ vào một số blogs, trong đó có Nguyễn Thị Kim Liên. Chuyện ân
oán giang hồ của cô ta với một số người ở Tây Ninh, vừa qua có xảy ra việc
blogs phieuvan_langdu viết bài bình luận về thơ NTKL, đề cập cả vụ “liệu nhà
thơ Minh Phương có ăn cắp thơ của Kim Liên không?”. Vì tôi nằm trong BCH Phân hội
văn học, nên từ trước đã cùng anh La Ngạc Thụy, anh Nguyễn Quốc Việt giải quyết
dứt điểm việc đó rồi. Nay ai châm ngòi cho cuộc tranh luận trở lại thì tự xử với
nhau. Tôi chưa từng vào “nhà” NTKL, nên không để lại lời com nào cả. Nếu ai đó
mượn tên tôi để “xả rác” như cô ta nói thì thực không đàng hoàng. Việc gì phải
“ném đá giấu tay”. Việc này ngay năm 2008 tôi đã phải gánh chịu tai tiếng, khi
một sô người giấu mặt đã mượn tên tôi vào nói bậy bạ trong blogs Kim Liên, anh
Nguyễn Đức Thiện cũng gọi điện nhắc nhở. May hôm đó tôi đang ở nhà chị Dạ Ngân
dưới Sài Gòn nên có người làm chứng. Riêng cô Nguyễn Thị Kim Liên là người có học
vị (như cô thường khoe là cử nhân văn hóa) nhưng cách xử xự thì vô văn hóa quá.
Tại sao chưa có chứng cứ gì mà lại gọi người lớn hơn mình là “thằng này, thằng
kia”?! Tôi có nhận được hai tin nhắn của NTKL, tin nhắn thứ nhất: “Năm ngoái gặp
nhau ở Gò Dầu, anh nói bữa nào sẽ ghé thăm vườn lan nhà em, giờ sao lại moi
móc?” . Tôi không hiểu gì và có nhắn lại là : “Kim Liên nói gì vậy?” và được dằn
mặt bằng tin thứ hai : “anh muốn làm quân tử hay tiểu nhân...?”, thì tôi biết rằng
có sự lầm lẫn nào đó, không trả lời, bởi chuyện dư luận về chuyện NTKL hay kiếm
chuyện quá nhiều, không cần phải lịch sự thanh minh làm gì.
Sau này anh La
Ngạc thụy có báo trên blog Phieuvan...có bài và ảnh nói về NTKL thì tôi vào
xem, và có lẽ chuyện “cử nhân văn hóa” chửi tôi do mấy bức hình này: (lấy từ blogs phieuvan_langdu và bài này đã dược gỡ xuống)
baif Thơ xuân của NTKL in năm 2005 có hai câu đầu giống.... |
...rất giống hai câu đầu trong bài thơ của Thùy Trang tặng tôi từ năm 1997 và in báo xuân Tây Ninh năm 2001 |
rồi báo Tây Ninh có bài tố cáo NTKL đạo thơ |
Vì vậy tôi là đối tượng nghi ngờ của nhà thơ xứ TRảng, mặc dù tôi chẳng them quan tâm tới chuyện này làm gì
Dù sao, chuyện của
mọi người có xuất xứ, từ lúc tôi chưa có mặt ở Tây Ninh, càng không quan tâm đến
chuyện thơ, chuyện đời của người không quen biết. Vậy mong mọi người hãy có
liêm sĩ khi đối xử với nhau, không nên mượn danh tôi vào những chuyện vô bổ và
đáng xấu hổ này.
Trân trọng cám
ơn.
Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013
NHỮNG VẦN THƠ VỤN
NHỮNG VẦN
THƠ VỤN
(Nhân đọc tập thơ NHỮNG MẢNH ĐỜI GHÉP LẠI của hai tác giả Lê
Trí Viễn- Lê Hoài Tông. NXB Hội nhà văn năm 2012)
Tôi đọc tập thơ
“Những mảnh đời ghép lại” đến ba lần, đọc kỹ. Lần thứ nhất đọc ở dạng bản thảo,
khi hai tác giả gửi tác phẩm về Hội VHNT tỉnh, đăng ký hỗ trợ sáng tác năm
2012. Lần hai, lại đọc rất kỹ, khi nhận bản bông
của nhà in, sửa lỗi chính tả lần cuối. Và lần thứ ba, lại đọc qua một lượt nữa,
để chọn vài vần thơ tâm đắc, cho mấy lời cảm nhận hôm nay. Vì vậy, xin hai lão
nhà thơ thứ lỗi cho cái tựa đề “Những vần thơ vụn”. Không phải thơ của các bác
“vụn vặt”, mà là những vần thơ của mỗi tác giả, của từng thời gian khác nhau, cung
bậc tình cảm khác nhau, như những mảng màu vụn, ghép lại thành bức tranh hay
còn gọi là “NHỮNG MẢNH ĐỜI GHÉP LẠI”.
Ở đây, xin không
nói đến thơ hay, thơ dở, thơ đã lên đỉnh tuyệt mỹ hay còn lưng chừng dốc của bập
bõm tư duy. Chỉ xin nói lời cám ơn với hai thi lão, đã nhặt nhạnh những vần thơ
vụn, để góp thành một thi phẩm đẹp. Vừa thỏa lòng bạn hữu văn nghệ, vừa chung tay xây
dựng nền văn học tỉnh nhà. Thực lòng tôi hơi ngại đọc thơ mấy ông bạn già, bởi
bản thân mình cũng đang già, nên thấy mấy ông cứ một mực Đường luật hoài cổ hay
lục bát kiểu “ca dao hò vè”, buồn nẫu ruột. Ấy vậy mà khi đọc “Những mảnh đời
ghép lại”, bất chợt gặp một niềm tâm sự của những kẻ tha hương. Đã tha hương,
càng sung sướng, đầy đủ, càng thương nhớ quê hương, cha mẹ, họ hàng. Như nỗi niềm
hàng đêm của bác Lê Trí Viễn:
“Rằng trong thao thức đôi bờ
Có thương đơn chiếc cánh cò sang sông”
Cánh cò chứ
không phải con sáo sang sông, hay là một cánh cò Lê Trí Viễn rời bỏ quê nhà Ninh
Bình lặn lội nơi miền Đông Nam bộ. Cũng như anh Lê Hoài Tông chia biệt miền Đồng
Tháp để trong lòng cứ khắc khoải nhớ:
“chua chát vị bần
Ngọt bùi hương củ ấu
Lấp lánh phù sa
Hoa so đũa trắng ngần
Tôi em mãi làm thân cò viễn xứ
Đọng nơi lòng bao nỗi nhớ bâng khuâng”
Mỗi người một vẻ,
không phải tự nhiên hai nhà thơ lại cùng nhau chung in tập thơ này. Có thể chất
lượng thơ thế này, thế kia, nhưng có hai điểm trùng hợp là họ cùng họ Lê, cùng
là dân ngụ cư ở Tân Châu. Mỗi người sẵn nhiều vụn vải nhiều màu sắc, cùng khâu
lại, thành một tấm màn sặc sỡ. Mỗi người một sở trường, sở đoản, nâng đỡ lẫn
nhau.
Tôi tin chắc nhiều
độc giả, sau khi đọc xong tập thơ sẽ nhận ra điều này. Những bài thơ hai thi sĩ
họ Lê chăm chút câu chữ, gửi gắm nhiều ý tưởng (xã hội- chính trị) thì lại ở mức
bình thường. Nhưng thơ chạm vào nỗi niềm riêng, buồn phiền, thương nhớ thì lại
bật ra những vần thơ bất ngờ:
“Tôi thèm một chút tương tư lắm
Ai có mong tôi có đợi tôi
Gia tài tôi có bao đêm lẻ
Giấu ở vầng trang khuyết cuối trời”
(Lê Trí Viễn)
Hay nỗi ăn năn về
người vợ suốt đời chung thủy của mình, chịu khổ cực vì tâm hồn “treo ngược trên
cành cây” của ông chồng lãng tử. Vần thơ như có nước mắt:
“Lom khom bóng đổ xuống chiều
Bằng ấy mưa nắng bấy nhiêu nhọc nhằn
Bây giờ chầm chậm bước chân
Mơ màng chẳng biết lê dần về đâu”
(Lê Trí Viễn)
Cũng là sự phát
hiện bất ngờ về mùa thu, xen vào nỗi buồn trong một cuộc đưa tiễn cảu Lê Hoài
Tông:
“Đưa tiễn chiều thu chiếc lá bay
Trăng thu lắng đọng giọt sương mai
Hỏi thu chất chứa tình bao thuở
E ấp nàng thu bẽn lẽn cười”
Bên cạnh bài thơ
tặng các em gái ngân hàng khô cứng những con số, Lê Hoài Tông chợt thốt lên câu
tuyên ngôn: “Thế nhân trôi giữa vô thường/ Bụi mờ nhân ảnh bên đường phù sinh”.
Để rồi bất ngờ hiểu ra, thơ phú chỉ là một cuộc chơi. Cuộc chơi này đôi khi chẳng
mang lại lợi ích thiết thực, nhưng tạo niềm đam mê cho những tâm hồn nhạy cảm.
Rất nhiều yếu tố góp phần nuôi dưỡng niềm đam mê này và nhà thơ cất lên lời tạ
ơn:
“Tạ đời một kiếp nhân sinh
Ơn em một thuở ân tình không quên
Chiều nghiêng bóng rớt bên hiên
Rưng rưng sợi tóc rơi mềm trên vai”
(Lê Hoài Tông)
Rồi suốt cuộc
hành trình vui chơi, cuối đời nhà thơ có một lời năn nỉ.
“Con đừng oán giận gì cha
Lăng nhăng vài chữ sinh ra tội tình
Ngẩn ngơ suốt cuộc hành trình
Tìm không tìm được nên đành về không”.
(Lê Trí Viễn)
Để đến nỗi tự ngửa
cổ lên trời mà “Tự thán”:
“Một đầy đổi được mấy vơi
Mà đem tất cả khóc cười đổ đi” (Lê Trí
Viễn).
Đọc 73 bài thơ
trong tập (Lê Trí Viễn 32 bài; Lê Hoài Tông 41 bài), mới nhận thấy : “...Xét theo dòng trôi cá thể trong dòng
sông nghệ thuật, thì họ (LTV-LHT) là những người “đồng bệnh tương lân”, “tri âm
tri kỉ”, mang thân phận của những thi nhân phiêu bạt xưa người. Chính trong
hoàn cảnh đó, nỗi niềm tha hương khắc khoải đã bật lên những tứ thơ da diết...Nếu
thơ Lê Trái Viễn nhuần nhuyễn với thể loại lục bát, có những tứ đẹp, mang mạch
ngầm cảu một tâm hồn nhạy cảm, tâm huyết với đời, thì Lê Hoài Tông lại trung
thành với thể Đường luật, cần nhiều sự nghiêm cẩn niêm luật và sâu sắc về tư tưởng.
Hai mạch thơ bổ trợ cho nhau, dìu dắt nhau qua những hạn chế, non nớt trong thi
pháp...”. (Lời giới thiệu của nhà thơ Trúc Thông).
Xin chúc mừng
tác phẩm mới của hai lão thi hữu.
TẶNG QUÀ CHO HỌC SINH NGHÈO Ở TÂN HÒA
Sáng nay, vợ chồng nhà Lá cọ đưa đoàn trao quỹ học bổng của hai nhà văn Đoàn Thạch Biền- Nguyễn Đông Thức (Báo Tuổi trẻ) đi ấp Cây Khế, xã Tân Hòa, huyện Tân Châu (Tây Ninh). Đây là phân hiệu trường Cây Khế, thuộc trường Tiểu học Tân Hòa A. Bốn mươi em học sinh nghèo,chủ yếu là Việt kiều Campuchia mới về nước, đã được tặng học bổng 500.000đ/em, kèm theo 1000 cuốn vở cho nhà trường. Một số hình ảnh ghi lại.
hai nhà baó bên Thông tấn xã Việt Nam |
Hai nhà văn Đông Thức và Thạch Biền trên con chiến mã từng đi khắp 13 tỉnh miền Tây trao học bộng cho học sinh nghèo |
các cháu học sinh ngồi chờ đoàn từ 8h sáng đến 12h trưa, cuối cùng đã được nhận học bổng |
mọi người tỏ ra mệt mỏi (Bên cạnh Thùy Trang là Thầy Biền Phòng giáo dục-đào tạo TC) |
Thầy HIệu trưởng Nguyễn Ngọc Đức tặng giấy cám ơn cho đoàn |
từ phải qua (ông Lê Minh Luyến Hội khuyến học Tân Châu, Thùy TRang, Thầy hiệu trưởng Ngọc Đức và Thanh Đức TTXVN, một giáo viên của trường |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)