Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

ÁO TRẮNG GIỚI THIỆU


TẬP SAN ÁO TRẮNG (BÁO TUỔI TRẺ) GIỚI THIỆU

Tập truyện ngắn:  ĐI ĐỂ QUÊN- ĐÀO PHẠM THÙY TRANG

ĐI ĐỂ QUÊN- Tập truyện của Đào Phạm Thùy Trang (NXB Hội nhà văn). Một cô sinh viên ở thành phố, tình nguyện tham gia Mùa hè xanh vì chỉ muốn đi xa để quên một chuyện tình buồn. Cô đến dạy chứ cho các em học sinh nghèo ở một xã vùng biên giới. Cuocj sống của các em tuy còn rất nhiều khó khăn và phải lo mưu sinh sớm nhưng tình cảm của các em dành cho cô rất chân tình. Cô sinh viên chợt hiểu những giọt nước mắt khóc than cho cuộc tình đã chia xa thật phù phiếm, so với những giọt nước mắt trong buổi chia tay các em- những người luôn mong chờ cô trở lại. Đi để quên không ngờ để lòng càng vấn vương...

15 truyện ngắn trong tập, tác giả viết về những người dân nghèo Tây Ninh. Từ em bé 14 tuổi phải nghỉ học, đi trồng khaoi mì giúp ba má, đến những người thợ hồ, thợ rang muối. Những kẻ lừa đảo trong kinh tế và trong tình yêu. Cảm động nhất là những truyện tác giả viết về những bà mẹ già với những chi tiết rất đắt: Ngyaf xưa của mẹ; Luộc cau; Tiếng nắng. Tác giả cũng thử sức viết truyện ma quái Hồn ma đươi giếng. Tôi nghĩ đây là truyện có thể chuyển thành kịch bản hấp dẫn cho các sân khấu đang diễn kịch kinh dị ở TP HCM.
 

Áo trắng số 4 ngày 1/3/2013.

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

ĐI ĂN CƯỚI Ở LÀO CAI

Kể từ lần đầu tiên, vào đầu năm 1991, tôi lên bản Mạ, xã Yên Sơn, huyện Bảo Yên- Lào Cai, tuần rồi được mời lên ăn cưới là tròn 22 năm. Có rất nhiều điều thay đổi vè cảnh vật và con người. Đám cưới của gia đình người Tày, nghi thức cũng đơn giản, lại ảnh hưởng cách tổ chức của người Kinh nên thấy hay hay. Người Tày bản Mạ chú trọng về cỗ bàn tiếp khách hơn là các nghi thức hôn lễ. Khách mời có thể đốt đuốc, soi đèn tới dự tiệc cả đêm. Không sao cả, chỉ cần vui.
Đường sá, nhà cửa ở bản Mạ giờ thây đổi đến không nhận ra. Con đường đất đỏ dốc và trơn từ phố Ràng vào bản giờ đã đổ đá, rải nhựa, con suối ngày xưa vượt qua rất vất vả, giờ đã có cây cầu bê tông rộng và cao. Những đứa trẻ mới o oe ngày tôi tới thăm bản, giờ đã vụt lớn thành những cô sơn nữ xinh đẹp.  Tất cả đã đổi thay và tôi chợt cảm thấy mình đã trở thành một ông già.
Gặp lại núi cũ, ngọn núi trước mặt tôi đã từng trèo lên phát nương năm 1991 với cô bạn Tày
Trong đám cưới tôi tình cờ gặp lại cô Vẻ, nhân vật nữ trong truyện ngắn Ngược rừng, in trên báo VN năm 2001. Cô Vẻ giờ đã ngoài 40 và đã có cháu ngoại.

Đám cưới mổ hai con lợn, một con 1,5 tạ nuôi gần ba năm, một con 85 kg và chúc bò này. Trong số 7 chú bò thả rông trong rừng, khi chủ nhà gọi về, chỉ 6 con chịu về nhà, còn chú bò này quyết định ...bỏ chạy. Có lẽ nó linh tính thấy mình bị chết, nhưng sau một buổi sáng bị trai bản đuổi bắt, chú bò nằm gục chịu chết, sau khi đánh một đòn chí mạng vào nách cậu trai bản đã trói nó.
Cô gái Tày có biệt danh là Quạ. Hơn 20 năm trước tôi đã từng ẵm cô bé khi cô mới được vài tháng tuổi.
Các cô gái đi phát cơm nếp "trai gái" cho từng mâm, mỗi mâm được hai gói
Người Tày nấu cơm nếp "trai gái" hay còn gọi là cơm "tình yêu", với màu tìm và vàng chủ đạo, những màu này làm bằng lá cây chứ không phải phẩm màu.
Chú rẻ trao nhẫn cho cô dâu theo kiểu người Kinh, nhưng trao 2 chiếc liền "cho chắc".
Chờ ăn cỗ
"Mình uống rượu no thì thôi nhé!" Chị người Tày này tuyên bố như vậy và đã hạ gục vài chục mạng đàn ông
Bà vợ ông thầy cúng này "vô địch"rượu. 80 mâm cỗ, mâm nào bà cũng tới chào 6 ly rượu như thế này. Tới khuya, hai vợ chồng cười nói ríu ran dìu nhau về, sáng mai lại thấy tới uống tiếp.
một cao thủ rượu của Phú Thọ, không chịu được " nhiệt", chạy ra ngoài đường ngồi.
Mấy ông miền xuôi nghe nói ăn đọt chuối rừng thì chống được say rượu, nhưng cây chuối rừng này cao hơn 10m. Bó tay!
Lò rèn của ông già Thạo đầu bản, một "nghệ nhân" đánh dao cực sắc và bền. Tôi có ghé qua, mua một cây kiếm có bao gỗ, giá 100K

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Tháng ba năm nay, tròn 42 năm mình nhập ngũ (31/03/1971) vào lực lượng Công an vũ trang, bây giờ gọi là Bộ đội biên phòng. Suốt 13 tháng huấn luyện vất vả, mình đã trở thành một chiến sĩ hoàn chỉnh. Tháng 3/1975, mình cùng đơn vị lại về tiếp quản thành phố Huế với tên gọi mới. "Đơn vị an ninh vũ trang". Nhân dịp ngày truyền thống Bộ đội biên phòng 3/3/2013, xin gửi bạn đồng ngũ những hình ảnh khó quên của hơn 40 năm về trước.
Phùng Phương Quý (phải) và Hoàng Văn Sơn năm 18 tuổi (tháng 3/1971 tại Tam Đảo)
PPQ (trái) và B trưởng Phan Đáng trong lần bảo vệ Hòa thượng Thích Đôn Hậu về chùa Thiên Mụ  (tháng 4/1975)
Lính ANVT tiểu đội 2 của tôi trên bờ sông Hương (tháng 4/1975). Từ trái qua (Hào- Phương Quý- Xuân Quý-Phùng Xuân Thành (hi sinh năm 1976) và Xuân Quyết.