Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

NHỚ ĐÔNG


Thơ Phùng Phương Quý

NHỚ ĐÔNG

Ta đứng giữa mùa đông
Nôn nao nhớ đông
Sợi gió bấc lùa qua cổ áo
Khăn len choàng cánh tay mềm
Sương muối lạnh buốt đầu ngọn cỏ
Mẹ rét run lối cấy ruộng chiều

Ta nằm giữa mùa đông
Ngẩn ngơ nhớ đêm đông
Đom đóm co ro đốt đèn tìm bạn
Mùa trăng suông soi đủ sáng
Ngọn tre lướt thướt cánh cò khuya
Giăng giăng lối núi
Vòng tay ôm chưa muốn giã từ
Môi truyền môi hơi ấm
Tóc dài che đỡ cô đơn

Ta ở giữa mùa đông
Miền Đông vẫn ngào ngạt nắng
Nỗi nhớ đâu trĩu nặng
Tim lang thang nẻo cũ tìm về.

                          Tây Ninh- 04/12/2011

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

thơ dự thi về biển đảo đăng trên Vietnamnet.vn

Cập nhật 28/11/2011 06:00:00 AM (GMT+7)
Go.vn
Thơ dự thi: Đây biển Việt Nam

Khúc dâng Mẹ


Mẹ ngàn đời thắt đáy lưng ong
Dù sóng đã bạc đầu từ thơ trẻ
Nhọc nhằn cá tôm, đau lòng dâu bể
Dẫu tảo tần dông bão vẫn vây quanh

Biển ngàn đời vẫn xanh
Xanh tóc Mẹ và bạc đầu như Mẹ
Xương máu chồng con dài bao thế kỷ
Đến khi nào bình minh đỡ xanh xao

Con từng ngụp lặn trong lòng Mẹ
Từ Cô Tô đến Phú Quốc, Côn Lôn
Nỗi hận Hoàng Sa ngày không thể giữ
Trường Sa thương mỗi tấc đất anh hùng

Ôi hình hài vóc dáng Mẹ biển Đông
Từng lặng lẽ những linh hồn rất trẻ
Từng năm tháng chịu bom vằm đạn xé
Mẹ giang tay che bờ cõi yên bình

Biển xanh vẫn ngàn đời biển xanh
Mẹ nhắc con mùa này nhiều bão lớn
Mẹ buồn lo luồng lạch xưa sẽ cạn
Những âm binh phù thủy núp quanh bờ

Con ngày nào cũng thương nhớ biển xa
Con ngày nào cũng ngóng tìm tin Mẹ
Trái tim nhỏ và nỗi niềm vẫn thế
Sóng trong lòng thành bão tố trùng khơi.

Tây Ninh ngày 8-9-2011

Phùng Phương Quý


Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

Hội thảo về nhà văn Vân An

Tây Ninh

HỘI THẢO VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NHÀ VĂN VÂN AN
nhà văn Vân An (1925-2005)

Sáng ngày 5/11/2011, tại Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha (Thị xã Tây Ninh), Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Tây Ninh đã tổ chức cuộc Hội thảo về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Vân An, với sự tham gia của các hội viên chuyên ngành văn học tỉnh và thầy trò trường Hoàng Lê Kha.
Nhà văn Vân An (1925-2005)tê thật là Trần Vạn An, quê quán tại Trảng Bàng -Tây Ninh, được kết nạp hội viên Hội nhà văn Viết Nam năm 1990. Hiện nay, số hội viên Hội NVVN ở Tây Ninh đếm trên đầu ngón tay, kể cả nhà văn Vân An là 4 người, nhưng chỉ có duy nhất ông là người Tây Ninh (3 hội viên còn lại là người ngoại tỉnh).  Nhà văn Vân an gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp văn học bằng chính những năm tháng gian khổ làm cách mạng. Ngay từ năm 1946, ông đã có nhiều sáng tác thơ văn phục vụ kháng chiến với những tác phẩm tiêu biểu như Phan Ngọc Diện; Túy Hoa; Thiên Thai; Giấc mộng mùa thu; Con thuyền lạc (thơ). Tiểu thuyết tình báo 2747 (năm 1948). Những năm tập kết ra Bắc, sống trong lòng Xã hội chủ nghĩa, nhà văn dồn hết nỗi nhớ quê hương lên những trang văn xuôi. Sau ngày 30/4/1975, trở về Tây Ninh nhà văn tham gia công tác tuyên giáo; Phụ trách đài, báo. Những trang thơ, văn của ông đầy ắp những vấn đề thời sự của công cuộc kiến thiết đất nước sau chiến tranh. Ông viết về những Bà mẹ anh hùng chịu nhiều đau thương mất mát vì Tổ quốc, về những cô văn công trong đoàn diễu hành ngày chiến thắng, về các em nhỏ còn mang trên mình vết bỏng bom na-pan hay về những ông giám đốc trong thời kỳ đổi mới…
Nhà văn Vân An là một người nghệ sĩ đa tài. Ngoài văn, thơ, ông còn sáng tác nhạc. Riêng mảng văn xuối, ông đã để lại 12 tác phẩm gồm tiểu thuyết, truyện dài, tập truyện ngắn. Tác phẩm đầu tay của ông là tiểu thuyết 2747, do Quân khu 9 phát hành năm 1948, tác phẩm cuối cùng là tập truyện dài Sài Gòn 46, do Nhà xuất bản Văn nghệ phát hành năm 1988. Cuộc hội thảo cũng đề cập đến đề tài văn học thiếu nhi mà ông từng đóng góp khá nhiều. Tiêu biểu là tiểu thuyết Người bạn nhỏ của trung tá ThomSon, viết về Đội thiếu niên anh hùng xã Đồng Khởi, huyện Dương Minh Châu. Tiểu thuyết Họ là ai? được đánh giá là cuốn sách thành công nhất viết về chiến tranh biên giới Tây Nam chống Khơ me đỏ, mà hiện nay chưa ai “qua mặt” được nhà văn Vân An.
Nữ sĩ Phan Phụng Văn, năm nay 81 tuổi mà vẫn chưa…lập gia đình, chỉ vì tình yêu và ngưỡng mộ Vân an. Bà nói, Vân An luôn luôn ngự trị trong tâm hồn tôi cả về nhân cách và tài năng. Như lời tâm sự của Đại tá Mười Thương (Phan Văn Điền)- Anh hùng LLVTND, một người bạn thân thiết của nhà văn Vân An, thì : “anh Bảy Vân An là một người sống rất nhân văn, trọng tình trọng nghĩa”. Cũng vì vậy, những bài tham luận của các nhà văn, nhà thơ Tây Ninh trong cuộc hội thảo này đều đau đáu một niềm tiếc thương với Vân An, cả về con người và sự nghiệp. Các tác phẩm văn học của ông hiện nay bị mai một, thất lạc rất nhiều. Mong muốn của gia đình và bạn văn chương là sau cuộc hội thảo này, Hội VHNT Tây Ninh cố gắng sưu tầm, tái bản những tác phẩm của nhà văn Vân An, để những thế hệ sau này được tiếp cận và học hỏi.
Đại tá Mười Thương, bạn tri kỷ của Vân An
em Thanh Nhã làm MC
Nguyễn Quốc việt- Phó chủ tịch Hội VHNT
lão tiên sinh La Ngạc thụy
                                                                     
một tiểu thuyết của Vân An
Nhà thơ Phan Kỷ Sửu
Khách tham gia hội thảo
trình bày bái bát của Vân An
di cảo văn học của Vân An


Nhà thơ Trần Hoàng Vy đọc tham luận
Một cuốn sách về thiếu nhi của Vân An
Phó Giám độc Sở VH-TT Đặng Thị Phượng và nhà thơ Vũ Miên Thảo
Đại tá Mười Thương AHLLVTND, người từng ám sát hụt Ngô Đình Diệmở Ban Mê thuột
Con trai nhà văn Vân An cám ơn Hội thảo
họa sĩ Nguyễn Bình, một vóc dáng trai Hà Thành
Nữ sĩ Phan Phụng Văn buồn nhớ bạn văn Vân An
Nhắc lại kỉ niệm về anh Bảy Vạn An
chụp ảnh kỉ niệm
Ông Trương Lưu Quang, phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh- con trai nhà văn VA
Bút tích của nhà thơ Xuân Diệu gửi nhà văn Vân an và nữ sĩ Phan Phụng Văn
Chụp ảnh kỷ niệm




Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

NHỮNG NGÀY Ở NHA TRANG

Phương Quý- Trâm oanh- Bích Nhàn- Đức quang
40 năm sau mới gặp lại nhà văn Lương Sĩ Cầm
Tháp Bà -
Với bé Nguyên con trai Trâm Oanh
Tham dự trại viết vì bình yên cuộc sống của Chi hội Nhà văn công an tại Nha Trang từ 30/9- 25/10. thời gian đủ để có một nỗi nhớ cụ thể và những kỷ niệm khó quên. Mình đã gặp lại những "cây đa, cây đề" ,như nhà văn Lương Sĩ Cầm, nhà văn Nguyễn Quang Hà; nhà văn Dương Duy Ngữ. Gặp lại bạn bè cũ như Lê Khánh Mai, Vân Hạ. Gặp cả đồng hương Phú Thọ cùng xóm như chú Lê Minh Đức, cháu Lê Văn Hưng con ông bà Lực Bảo, ccar những đồng hương lần đầu biết mới gặp như Trần Duy Hưng (em anh Ích- Yên) hiện là chánh văn phòng Tỉnh ủy Khánh Hòa, ông bạn học thưở lớp 3-4 là Trần Văn Mỹ...
với Lê Đức

Em gái Chăm
với nhà thơ Giang Nam
Trâm Oanh -Đồng Nai
Trước biển
với Nguyễn Quang Hà -Huế
chụp ccar đoàn ở Tháp Chăm Ninh thuận
"chăm phần chăm" nhé!
Thượng úy Minh Hằng
nhớ nhà
lang thang ở biển Ninh Sơn
với đại tá nhà văn Kim Cương

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

RU BIỂN

RU BIỂN

Dô hầy! thao thức biển đêm
Núi xa, đảo xa đã yên giấc ngủ
ồn ào sóng đổ, trằn mình bờ cát
tình yêu ngàn đời vật vã đam mê

ngủ đi ngủ đi, biển đừng thúc giục
hãy nắm tay nhau nhẹ nhàng cùng bước
lắng con tim xuống cho hết bồi hồi
đêm huyễn hoặc người ơi

dô hầy! Ta níu vào con sóng
em níu vào vai anh
biển nhớ bạc đầu
ai khát tình đêm trắng
ngủ đi biển yêu.

Nha trang 7/10/2011

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

KHẮC KHOẢI TIẾNG RỪNG XƯA

BÀI VIẾT VỀ THIẾU TƯỚNG NGÔ QUANG NGHĨA

                     Khắc khoải tiếng gọi rừng xưa
Ông bác bên ngoại tôi là Lê Xuân Viêm - cán bộ thuộc Ban Bảo vệ nội bộ Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam, hy sinh ngày 21/9/1971 tại căn cứ Trung ương Cục. Giấy báo tử ghi cụ thể là bác và đồng đội bị bom B52, nhưng phần mộ an táng ở đâu thì không thấy nói đến. Mấy chục năm qua, gia đình cất công đi tìm mộ mà chưa thấy. Trong danh sách các liệt sĩ thời chống Mỹ tại Sở Lao động, Thương binh & Xã hội tỉnh Tây Ninh cũng không có tên bác tôi. 
GẶP CHÚ CHÍN NGHĨA TẠI NHÀ

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

ĐÁM CƯỚI HỌ PHÙNG Ở QUÊ

                                   ĐÁM CƯỚI QUÊ

Sáng nay đi đám cưới ở xã Tân Hưng, huyện Tân Châu (Tây Ninh). Đúng như cảnh ngoài Bắc thường nói là “ăn bữa cỗ chạy ba quãng đồng”, nhưng vì là đám cưới một gia đình họ Phùng. Ông bố mình quên mặt rồi vì lâu lắm không tới nhà. Mấy đứa em đều vui khi thấy “anh Hai Bắc Kỳ tới”. Thực ra đường xa quá, trời lại mưa liên tục. Từ Trường Đông- Hòa Thành lên Tân Châu gần 30 cây số, phải ngồi uống cà phê gần một giờ đồng hồ chờ mưa dứt mới đi tiếp được. Đám cưới nhà quê gặp mấy ngày mưa dầm, đường sá lầy lội, nhưng bà con tới dự “một! hai! Ba! Zdô! Hết mình”. Cô dâu Phùng Thị Kim Trang mập mạp trắng trẻo, còn chú rể thì ốm và đen thùi lùi. So với đám cưới quê ngoài Bắc thì ở đây đơn giản và ít khách hơn. Giản tiện như vậy đỡ khổ cho gia đình hai bên và cả xóm giềng.
Một số hình ảnh ghi lại.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

TÌNH NGƯỜI XỨ CỌ

PHƯƠNG QUÝ – TÌNH NGƯỜI XỨ CỌ

 (Đọc tập thơ “Mưa trên lá cọ” NXB Thanh niên 2001)
                
          …”Lộp bộp mưa rơi”, “Ràn rạt mưa rơi”... là những câu thơ của Phùng Phương Quý. Và đúng đó là tiếng mưa rơi trên tàu lá cọ. Mưa giọt thẳng thì âm thanh nghe cứ lộp bộp, bồm bộp; nếu có gió tạt xiên thì nghe ra ràn rạt, rào rạt trên đầu. Chỉ ở lá cọ mới có cái âm thanh đặc thù ấy trong mưa. Và chỉ có ở những vùng trung du đặc trưng như Phú Thọ mới có nhiều cọ như thế. Tác giả Phương Quý đã dùng ngay cái nét đặc hữu ấy của quê nhà để đặt tên cho tập thơ của mình là “Mưa trên lá cọ”

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

ĐỀ BUỔI SANG- ĐỀ BUỔI TỐI- Truyện ngắn


 ĐỀ BUỐI SÁNG- ĐỀ BUỔI TỐI

 Anh Bạo bước vội vàng vào nhà, vấp phải chiếc ghế đôn, suýt ngã. “Tiên sư bố chúng mày! Cứ bày hết ra. Định đánh bẫy ông à?”. Chị Bạo lườm chồng rách đuôi con mắt. “Đi đứng như ma đuổi, mắt để trên trán còn chửi ai? Vào mà xem nhanh lên! Con mụ Đệ nhất mai mối mất chồng rồi. Tiên sư con ngu! Cứ tin tưởng vào bọn đàn ông lo chả chết”. Ngày thường mà nghe nói xấu đàn ông thế, Bạo đã cho vợ một tát vênh mặt.

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

NHÀ VĂN NGUYỄN THAM THIỆN KẾ VỚI TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

Nguyễn Tham Thiện Kế mới ra mặt bạn đọc cuốn sách mới. Khác với những mảng văn như phù phép ở các tập Tiểu thuyết và truyện ngắn. Cuốn tùy bút của anh lại ngồn ngộn tư liệu và ngôn từ cuộc sống muôn màu muôn vẻ. NGƯỜI TRUNG DU dẫn đăng bài giới thiệu của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều về cuốn sách này.

Không phải một cuốn sách mà là một đời sống

(Đọc “Dặm ngàn hương cốm Mẹ” của Nguyễn Tham Thiện Kế)

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - 06-09-2011 02:30:28 PM
VanVN.Net - Cuốn sách không còn là một cuốn sách nữa. Nó là một đời sống. Sau khi đọc đến dòng cuối cùng của cuốn sách tôi đã nhận ra như vậy. Từng dòng, từng dòng chữ đã dần dần đưa tôi rời xa cái đời sống gấp gáp, thực dụng, qua loa và nhiều vô cảm để bước vào một đời sống của những vẻ đẹp tinh khiết và ngập tràn tinh thần nghi lễ. Đó không phải là một đời sống xa lạ, một đời sống của trí tưởng tượng mà là một đời sống chính tôi đã từng được sống trong nó và giờ đây được sống lại với toàn bộ tinh thần chứa đựng trong nó. Nhưng bây giờ, tinh thần của đời sống ấy đã và đang rời bỏ chúng ta. Và với những trang viết của mình, Nguyễn Tham Thiện Kế thực sự đã phục dựng tinh thần của đời sống ấy, đã làm nó sống lại trong tôi như trong một giấc mơ tôi được trở về một vùng đất với bao điều đẹp đẽ đã biến mất trên thế gian này. Và hơn cả một giấc mơ  là một hiện thực.



Hầu như tất cả những gì Nguyễn Tham Thiện Kế viết vẫn còn đây. Vẫn còn đây những hoa lý, những đồi cọ, nương sắn, còn đây những cốm, những bánh khúc, còn đây những đào, những loa kèn, những cá Anh vũ, còn đây những ngôi nhà cổ, còn đây những Nội, Ngoại, những U Già, những bà giáo Chi, còn đây những Mẹ, những Dì và còn đây bao con người vô danh. Thế nhưng hiện thực của cái đời sống gấp gáp, thực dụng, qua loa và nhiều vô cảm đã đang làm cho lý không đa tình mơ hồ trong nắng hạ như xưa, cọ không còn xanh mộng du trên những vùng đồi trung du như xưa, cốm đã mờ đi ánh sáng xanh trong một ngày thu, đào bớt thắm trong nắng xuân rạo rực, những Anh vũ không còn ngời ngời trong nước biếc, rau khúc không còn dâng hương bất tận dọc chân trời, những ngôi nhà xưa không còn vọng tiếng ai da diết gọi về, những Nội, Ngoại, những U Già, những bà giáo Chi loãng đi trong hồn người hơi thở đầm ấm như lửa bếp chiều đông,  thưa dần những bà mẹ đi trong hoàng hôn, vừa đi vừa tỏa hương thơm của ngũ cốc và bao con người vô danh nhưng bóng không còn mãi in trên bức tường ký ức của con người như thuở trước. Tất cả là bởi con người đã đổi thay. Và khi con người đổi thay  giọng nói của mình, đổi thay cách nhìn của mình và đổi thay cảm xúc của mình thì mọi điều bỗng thay đổi.
Có thể có những người đọc cuốn sách này không tìm thấy những gì tôi tìm thấy. Tôi là người hoài cổ chăng? Hay có phải tôi là người quá nuối tiếc những gì như thế? Có phải những gì trong thế giới của Nguyễn Tham Thiện Kế không còn ý nghĩa trong cuộc sống bây giờ nữa? Hay có phải cái thế giới ấy chỉ là một giấc mơ cho những kẻ lãng mạn không hợp thời như Nguyễn Tham Thiện Kế, như tôi và như bao người khác nữa?  Những câu hỏi như vậy đang vang lên trong tôi từ khi tôi bắt đầu nhìn thấy sự ra đi của những vẻ đẹp kia. Và những câu hỏi đó vang lên nhiều hơn, gấp gáp hơn và buồn bã hơn khi đọc cuốn sách của Nguyễn Tham Thiện Kế. Cho đến lúc này, chính cái thời khắc mà những chữ tôi viết đang hiện dần lên, thì tôi nhận thấy: tôi không phải là kẻ hoài cổ, không phải là kẻ quá nuối tiếc, không phải là một kẻ lãng mạn không hợp thời mà là tôi hiểu rằng: những điều Nguyễn Tham Thiện Kế viết là những điều trong những điều làm nên cuộc sống có ý nghĩa và lộng lẫy của xứ sở này.

Nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế
Nhưng có lẽ cách nói “những điều Nguyễn Tham Thiện Kế viết…”  đã không phù hợp khi nói về những câu chuyện của anh. Tôi sẽ cảm thấy mệt mỏi và có nguy cơ rơi vào một thứ lý lẽ vô bổ khi viết với một mớ thuật ngữ để phân tích hay luận giải. Bởi tôi đang trở về sống trong cái đời sống của những câu chuyện trong cuốn sách. Tôi đang được sống trong đời sống mà tác giả cuốn sách đã hồi sinh nó. Đấy thực sự là nhu cầu lớn nhất của một người đọc. Tôi suy ngẫm và thấy rằng: đầu tiên Nguyễn Tham Thiện Kế muốn viết những tùy bút hay bút ký gì đó (tôi thực sự thấy chẳng cần thiết phải xác định thể loại ở đây). Anh chuẩn bị các thao tác của một nhà văn. Nhưng khi ngồi xuống viết, cái hành động viết của anh đương nhiên là được thực hiện nhưng chỉ là một thói quen cơ học từ chữ đầu tiên cho đến chữ cuối cùng. Lúc đó, câu chuyện anh muốn kể và thậm chí muốn “làm văn” đã cuốn anh đi và làm anh quên mất những thao tác kỹ thuật. Lúc đó, cuộc sống trong những câu chuyện kia đã phủ ngập anh. Nó giống như cỗ máy thời gian đưa anh trở lại những phần sống trước đó. Nó làm cho anh không còn bất cứ ký ức nào về cuộc sống hiện tại anh đang sống với xe hơi, với những quán ăn phong cách ẩm thực Châu Âu ngập tràn các đô thị, với những siêu sản phẩm của nền công nghệ hậu hiện đại… Anh như chưa từng được sống cái đời sống hiện tại mà anh đang sống hoặc là nó chưa từng đến với anh. Và thế, anh trở thành một phần không thể tách rời của đời sống những năm tháng ấy – những năm tháng mà con người sống trong một đời sống của run rẩy, của lãng mạn, của linh thiêng, của những giấc mơ huyền diệu… Đó là thời đại mà người ta thi vị và thiêng liêng hóa cả một món ăn, một cánh hoa, một cái cây, một hoàng hôn, một tiếng rao đêm, một ngọn đồi, một ngõ phố, một gương mặt người vô danh… Đấy chính là một cuộc sống với sự sâu thẳm của tâm hồn. Đấy là một đời sống mà con người được sống một cách có ý nghĩa nhất và trong sáng nhất.
Chính vì anh đang sống với toàn bộ tinh thần và thể xác trong đời sống ấy mà không có bất cứ sự can thiệp thô bạo và thực dụng nào của cái đời sống đương đại lọt vào. Và cũng chính vì lẽ đó mà tất cả những gì nhỏ bé nhất, giản dị nhất và cả mơ hồ nhất cũng hiện nên tươi ròng và xác thực như máu của chính tôi khi tôi rạch một vết dao vào da thịt mình và nó tứa ra. Nó chính là đời sống chứ không phải những hoài niệm về đời sống ấy. Chi tiết trong những câu chuyện quả là làm tôi như ngạt thở. Những chi tiết như thế đã xóa sạch dấu vết của phép tu từ học. Tôi là người cũng thường viết về những gì như Nguyễn Tham Thiện Kế viết. Nhưng tôi phải thú tực rằng: khi đọc những trang sách hay nói cách khác là khi bước vào cái đời sống mà Nguyễn Tham Thiện Kế đã hồi sinh nó bằng những trang viết của anh tôi mới nhận ra mình vẫn còn là kẻ nhiều hoài niệm về đời sống đó và vẫn còn dùng kỹ xảo của nghề viết. Chắc chắn sự khởi sinh những câu chuyện trong cuốn sách của  Nguyễn Tham Thiện Kế  là từ những hoài niệm. Và việc đặt tên cho mỗi câu chuyện cũng như những dòng đầu tiên đều được anh thực thi bởi phép tu từ học. Nhưng rồi tinh thần và vẻ đẹp của đời sống đó mang một quyền lực quá lớn đến mức nó biến những hoài niệm của anh về đời sống đó thành một đời sống hiện tại chứ không phải một quá khứ được ký ức hóa.

              Hà Đông, mồng 1 tháng Tám, Tân Mão

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

TRUYỆN NGẮN DỰ THI TRÊN BÁO SGGP

CUỘC THI TRUYỆN NGẮN: CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG HÔM NAY

DÒNG CHẢY
Chủ nhật, 07/08/2011, 00:10 (GMT+7)
Bóng đêm, ngọn đèn vàng yểu soi những khuôn mặt mệt mỏi, lử lả trong xe. Rồi đèn tắt phụt, chiếc xe khách dài thượt bị bóng đêm nuốt chửng. Hằng đã thu xếp cho thằng cu con 2 tuổi một chỗ nằm sát ghế trong. Cô gác hai chân lên cửa kính, nằm dài lên đùi tôi. Đêm qua tới Thanh Hóa, cô còn khỏe nên ngồi dựa lưng vào vai tôi mà ngủ. Đêm nay thì đã khác. Tôi vòng tay ôm qua người cô, giữ cho khỏi trượt xuống sàn. Cảm giác hai bầu vú chật chội, ấm áp ngay dưới cánh tay trái.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

TRĂNG DÁT VÀNG BẾN SÔNG

                      TRĂNG DÁT VÀNG BẾN SÔNG
                                                 Truyện ngắn dự thi: Phùng Phương Quý


Thả cái ly lăn lóc trên tấm đệm lác, ông Ba ngửa mặt lên trời. Ở trển trăng sáng lắm đó. Đúng hôn? Trăng lọc bầu trời thành tấm khăn màu vàng chanh, choàng xuống bến sông. Còn mặt nước thì lấp lánh hàng vạn con mắt lục bình tím biếc. Rồi trăng viền xung quanh mái lều cũ nát một quầng sáng phế tích. Tấm đệm lác bồng bềnh giữa sân, mát lạnh gió sông như chiếc thảm thần bay trong dĩ vãng.

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

KHI NGUYÊN THỦ QUỐC GIA VÀ NGHẸ SĨ ĐI LÀM TỪ THIỆN

KHI NGUYÊN THỦ QUỐC GIA VÀ NGHỆ SĨ ĐI LÀM TỪ THIỆN

Sáng chủ nhật, nghe tin ngoài Hà Nội các “biểu tình viên” bị công an hốt về CA Mỹ Đình mấy chục người. Buồn! Trong này (Tây Ninh) trời xanh mây trắng, cờ đỏ cắm rợp hai bên đường để chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Nghe tin chị Bảy Hoa (Trương Mỹ Hoa-Nguyên phó Chủ tịch nước) về xứ nắng lửa mưa dầu làm từ thiện, lại thấy vui vui. Dù sao chị Bảy cũng đã “nhẹ gánh giang san”, giờ về hưu đi làm từ thiện cũng có ý nghĩa.
NGHE TIN BÀ CON BIỂU TÌNH CHỐNG tRUNG qUỐC SÁNG NAY BỊ ĐÀN ÁP