Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

SAU MƯA

SAU MƯANăng sớm
Sau mưa nắng bỗng bừng lên
Giọt vương rắc bạc vàng trên lá cành
Rác rều về với hôi tanh
Sạch thơm ở lại trong lành nhụy hoa
Mở toang cho gió vào nhà
Em ơi trời biếc như là mắt nhau.
Chủ nhật 7/6/2009
Sau mưa

2 Comments on "SAU MƯA - Thơ"

  1. Viết bởi dhq [ Trả lời ]

    Mở toang cho gió vào nhà
    Có thằn lằn rán tha hồ uống bia Tây Ninh he he...
  2. Viết bởi Hà Minh cám ơn bác Phương Quý ghé thăm [ Trả lời ]

    Khi nào bác rảnh pot len may bài bút tre cho anh em đọc cho vui. Em thấy tếu tếu thì đưa lên thôi chứ cũng chả phân biệt thơ của chính bác Bút Tre hay thơ dân gian gì hết. Em nghĩ phàm cai gì dân gian hóa đều hay bác ạ.

TẾT ĐOAN NGỌ

           TẾT ĐOAN NGỌ

Ngày xưa náo nức tết mùng năm tháng năm
Cùng bà đi tìm, lá móng lá hò
Móng tay, móng chân nhuộm đỏ
Sáng ra ăn quả mận chua giết sâu giết bọ
Đi bẻ cây đỏ ngọn để dành
 alt
Mẹ con cu Bo ở Trí Huệ cung
Hôm nay mùng năm tháng năm
Ui ui ông trời dở mưa dở nắng
Mẹ con cu Bo hoa trái cúng ông bà
Thanh thản bước chân cửa chùa
Lao xao câu chuyện ngày xưa…
alt
Bo tập đi xe

alt
ngã u cả đầu
alt
Tớ về Phú Thọ đây!

7 Comments on "TẾT ĐOAN NGỌ"

  1. Viết bởi TuyetMai [ Trả lời ]

    Cô thương Bé quá nghịch không hiền
    Bố lấy came chụp ảnh liền
    Mẹ hỡi không thương cu Bo hả
    Con buồn bực nhọc khóc như điên
     
  2. Viết bởi Chõe bò [ Trả lời ]

    Mời pác sang nhà em "giết sâu bọ" nha. Đang ở Quảng Ninh đây.
  3. Viết bởi NGUYỄN ĐỨC THIỆN [ Trả lời ]

    Bây giờ thèm một chén rượu nếp
    Thử xẹm có say không nào
    chú mày nhớ nhiều chuyện thế
    tớ thèm một chút xíu quê
  4. Viết bởi PPQ chào cô [ Trả lời ]

    Chào cô Tuyết Mai
    Cháu hiền nhưng mẹ cháu không hiền
    Bắt cháu ăn quà bánh liên miên
    Sơ sảy tập xe nên bị ngã
    May mà chưa bị mắc bệnh điên
    Chỉ thương cô Tuyết Mai còn trẻ
    Đường thi mấy bữa đã bị ghiền
     
  5. Viết bởi Phùng Phương Quý bao giờ... [ Trả lời ]

    Gửi bác NĐT!
    Bao giờ cho đến ngày xưa
    mùng năm, rượu nếp, mận mơ...quê mùa
    Bay giờ lãng đãng giang hồ
    Mùng năm đoan ngọ như chưa đã từng
  6. Viết bởi lời hẹn hai quê chả dám [ Trả lời ]

    Gửi choẽ Bò!
    Tớ sang nhà chú rồi, toàn táo Trung Quốc. Hổng dám đâuMoney mouth
  7. Viết bởi Tuyết Mai [ Trả lời ]

    Hehe anh trái PhươngQuý ơi ! Bây giờ mới sang đọc lại còm thì thấy thừa 1 chữ THƯƠNG , anh sửa lại cho em thay chữ YÊU vào chỗ của cô hay của mẹ cháu cũng good nhé. Đúng là cô ham thật, đang tập tành mà , nhưng mà cũng hòm hòm rùi không còn trẻ nữa đâu Embarassed
    Ngày nhgir chúc gđ anh hạnh phúc vui tươi. Em đi mua sắm đây !

GIAMAHAM

  “GIAMAHA”

Cuối tuần rảnh việc, ông Mập mần con vịt nấu cháo mời ông Ốm tới lai rai ba xị cho vui. Cánh già nên nhiều chuyện để nói, từ chuyện Trung Đông lộn xộn xà bần, tới chuyện xăng dầu nhúc nhắc giảm giá mà giá xe đò vẫn trên trời. Ông Mập rỉ tai bạn:
- Nè! Cái vụ “gia-ma-ha” mới đây có nghe hông?
- Xời! Tui rành mà. Mấy sa-lon xe máy giờ đang khóc đứng, khóc ngồi. Đừng có nói xe hiệu “gia-ma-ha”, mấy thằng “siu -rớt”, “át- ti- la” cũng ế rệ, cả tháng mới có mấy người tới mua đó ông.
Ông Mập xé cái đùi vịt rẹt rẹt, chứng tỏ đội tiền vệ của mình còn khá chắc, rồi mới thì thầm.
- Ông hai lúa thấy mẹ. Là tui nói vụ mấy thằng cha “già mà ham” kìa. Là “già chơi trống bỏi” đó. Hai vụ cùng một nơi mới đã chớ. Chứng tỏ mấy ông già mình chịu chơi.
Ông Ốm sốt ruột giục.
- Có gì nói đại đi. Cà nhắp cà nhắp hoài.
Ông Mập mới kể rằng ở ấp nọ, cách nhau ba ngày, hai vụ nổi tiếng của hai ông “già mà ham”, làm xóm ấp tưng bừng như có hội chợ về hát bài chòi. Vụ thứ nhứt, ông Ba Viên (đạn) nhờ có vườn nhãn trúng mùa, nhiều tiền quá trốn vợ đi o mèo. Ổng lựa một ẻm làm gái mới 20 tuổi, đưa vô nhà nghỉ. Chắc lâu ngày “trâu già cỏ non”, đã quá nên sập trời không ngán. Vừa “bo” cho ẻm xong, bước ra tới cửa phòng ông lên máu xỉu tại trận. Bà vợ giận quá hóa…khờ, bỏ nằm đó luôn. Hên có thằng con rể nhào vô đưa đi cấp cứu nên thoát án tử. Bà con nghe chuyện, cười té ghế. “Lão già mắc dịch. Tại sao hổng lựa mấy ẻm U 40; U 50 có hơn không! Lựa chi mấy con ngựa non, nó quần cho tơi tả, đáng đời”.
Ông Ốm nuốt nước miếng, nhóng mắt hỏi.
- Còn vụ thứ hai? Nói lẹ lẹ hông tui cũng lên máu nè!
- Vụ thứ hai thê thảm lắm, không kể nữa.
- Đừng có chơi trò “mèo vờn chuột” nghen. Tui bỏ về cho dả nhậu mình ên à.
Đành lòng, ông Mập phải kể tiếp, nước mắt lưng tròng. Vụ này đúng là thê thảm, bởi ông Bảy Phát (đại bác) trốn vợ đi thành phố “ăn phở”. Sợ mình đã già, “súng đạn” sét sẹt hết, ổng chơi luôn một lúc ba viên “vi- gờ-rát” cho chắc ăn. Ai dè đánh trận cả tiếng đồng hồ, “súng” không hạ nòng được. Sự vụ sau đó không ai hay, bởi “tô phở” trốn mất tiêu, còn ông Bảy trụy tim, chết ngắc. Khi vợ con hay tin, mang cái thân trượng phu không hồn về nhà, “súng đạn” của ông Bảy vẫn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Bà vợ nổi điên cầm đũa cời bếp đập xém gãy nòng “súng”, vừa đập vừa chửi:
- Đồ già mất nết! Già mà ham!  Đồ nhà không là đồ sao, mà đi kiếm đồ ngoài cho chết khổ chết nhục vầy.
Nghe xong câu chuyện, ông Ốm cũng rớt nước mắt. Đúng là không cái dại nào giống cái dại nào.
- Vô đi ông! Tụi mình rút kinh nghiệm xương máu nghen. Già mà ham, có ngày hối không kịp.
                                                  alt                            H. C

MỘT NGÀY VỚI DÌ HAI ĐƯỢC

CHUYỆN CUỐI TUẦN- MỘT NGÀY VỚI DÌ HAI ĐƯỢC

        Mặc dù đã điện thoại báo trước, được chỉ vẽ chi tiết, nhưng mãi chúng tôi mới tìm vào được  đường Lê Văn Thọ, một con hẻm chỉ vừa cho chiếc xe lăn bánh. Số 130/20/7, hai cái xuyệt liền và xe chạy vuốt qua mất, một cậu thiếu niên chừng 15 tuổi chạy theo gõ gõ vào cửa xe ra hiệu. Đó là chắt của dì Hai Được.
 

KHOẢNG KHẮC THĂNG HOA

KHOẢNH KHẮC THĂNG HOA

        Với sự hỗ trợ của hai "Mạnh thường quân" là Lab Fujifilm Tây Ninh  Khu du lịch sinh thái Long Điền sơn (KDLSTLĐS), cuộc Trao giải và Triển lãm ảnh nghệ thuật Tây Ninh lần thứ V diễn ra khá ấn tượng tại trung tâm KDLSTLĐS. Cảnh quan thiên nhiên giúp phá vỡ những tù túng, chật hẹp của các khu triển lãm thông thường, tạo nên sự hoà nhập và thăng hoa cho tác phẩm.

Trong 45 tác phẩm trưng bài tại triển lãm, khách tham quan dễ dàng nhận ra nét tiêu biểu, đặc trưng của miền đất, con người Tây Ninh đã được các nghệ sĩ phân hội nhiếp ảnh bỏ công sức đi tìm, khai thác và trong một khoảnh khắc thăng hoa kịp thu vào ống kính, tạo thành những tác phẩm nghệ thuật mang tính đương đại. 12 bức ảnh vào giải được Ban giám khảo chấm trước đó vào ngày 15/7/2009 tại Trung tâm VHTT huyện Hoà Thành phần nào khẳng định được chất lượng giá trị của từng tác phẩm. Cuộc thi ảnh nghệ thuật với chủ đề "Tây Ninh quê tôi" được phát động hơn ba tháng và thu hút 141 tác phẩm dự thi. Tất cả các bức ảnh đen trắng hoặc ảnh màu đều có nội dung bám sát chủ đề, cố gắng thể hiện rõ nhất, nhiều nhất những hình ảnh về con người, mảnh đất Tây Ninh "gian lao và anh dũng". Cuộc đổi mới toàn diện về kinh tế, văn hoá xã hội tỉnh nhà được các nghệ sĩ tuyển lựa đưa vào tác phẩm. Nếu tác phẩm Khung cửa nhà nông của tác giả Lê Văn Đính (giải nhất) bằng cách sử dụng kỹ thuật ánh sáng tương phản đã nêu bật được giá trị kinh tế tiềm năng Tây Ninh là cây cao su, thì Tăng ca (giải nhì) của tác giả Phạm Văn Dũng lại lấp lánh một bước đi mới trong sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá ở địa phương. Người xem cũng rất hứng thú với những tác phẩm thể hiện sâu sắc hình ảnh gần gũi của người nông dân Tây Ninh chịu thương, chịu khó như Đường về (giải 3)của Dương Đức Kiên hoặc Nắng lên (giải 3) của Huỳnh Đức Nam. Tác phẩm Ớt khô xuất khẩu với gam màu nóng, chủ đạo đã không cần sự hỗ trợ của hậu cảnh mà toát lên được thông điệp muốn gửi đến người xem. Nữ nhiếp ảnh gia Trần Thị Bá có tác phẩm Cho con đường mới, tuy không vào giải nhưng cũng đem lại ấn tượng khá sâu với cảnh nắng nóng, bụi đường và lửa đun nhựa của những người công nhân làm đường. Mồ hôi công sức của người lao động được khắc hoạ sắc nét, thể hiện sức vươn lên mãnh liệt của nền kinh tế Tây Ninh trong công cuộc đổi mới, hội nhập.
Cũng cần nói đến một đặc trưng nữa của Tây Ninh, vùng "thánh địa" của tôn giáo. Các nghệ sĩ không biết đã hết lòng với chủ đề này chưa, mà chỉ xuất hiện một tác phẩm là Thiền viện của Thành Nhiên.  Có lẽ bức ảnh này ghi lại khoảnh khắc các nhà sư Khơ me đang xây dựng lại chùa Khe Dol xã Thạnh Tân. Nét kiến trúc đặc trưng Khơ me đã mang lại đường nét độc đáo cho tác phẩm, làm át đi điểm yếu của việc sử dụng ánh sáng dễ dãi,đơn giản. Tôn giáo ở Tây Ninh cũng là điểm nổi bật trong đời sống tâm linh của người dân. Nói đến Tây Ninh là du khách nhắc đến tôn giáo, rất nhiều "địa chỉ đỏ" về mảng này chưa được chú trọng khai thác. Tác phẩm Thoát xác của Nguyễn Tấn Hoá cũng mang đậm ý nghĩa "luân hồi" trong đạo giáo, đã đem lại cho người xem những chiêm nghiệm và suy ngẫm. Đi liền với tôn giáo là vấn đề học chữ của bà con dân tộc ít người trong tỉnh, đang được các cấp lãnh đạo quan tâm đặc biệt và có nhiều dự án đầu tư trong tương lai. Bám sát chủ đề này, tác giả Công Danh có tác phẩm Tập đọc (giải KK), phản ánh thực tế trách nhiệm của xã hội với tuổi thơ.
Trong triển lãm ảnh nghệ thuật "Tây Ninh quê tôi" lần này, có những tác phẩm chỉ tham gia triển lãm nhưng cũng gây ấn tượng cho người xem như Kỹ thuật trồng rau của Lê Văn Đính; Long Điền Sơn của Nguyễn Tấn Hoá; Thiếu nữ của Huỳnh Đức Nam; Duyên quê của Trần Thị Bá hoặc có tác phẩm gây xúc động lòng người như Sưởi ấm cho con của Công Danh. Xin mượn lời ông Đổng Đức Thành, Phó chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội NSNA Việt Nam để kết thúc bài viết này: " Các nghệ sĩ Tây Ninh ngày càng tự bứt phá vươn lên và khẳng định mình. Các tác phẩm đạt cao về chất lượng, kỹ thuật, góc độ ...để có sự sáng tạo mới".
Xin chúc mừng những khoảnh khắc thăng hoa tuyệt vời của các nghệ sĩ nhiếp ảnh tỉnh nhà.
                                                                                                 PPQ


ĐOÀN CHỦ TỊCH

Tác giả đạt giải khuyến khích

Ông Dương Văn Phong TUV- TBT báo TN trao giải nhì- ba

Bà Trần Kim Thanh Phó ban tuyên giáo TU trao giải nhất cho tác giả Lê Văn Đính

QuốcViệt và Phương Quý


Tác phẩm Tinh bột xuất khẩu của Châu Sáng

13 Comments on "KHOẢNH KHẮC THĂNG HOA- GHI CHÉP"

  1. Viết bởi Ngọc Yến [ Trả lời ]

    Chúc mừng làng nhiếp ảnh Tây Ninh, nhưng dường như thiếu một bức ảnh "chụp" tác giả bài viết PPQ, nhỉ!
  2. Viết bởi phuongquy xin nhìn lại [ Trả lời ]

    Gửi Ngọc Yến
    Có hình tác giả bài viết đang cùng Trưởng ban tổ chức Quốc Việt đánh giá tác phẩm mà. Xin nhìn lại cho mình ...khoe chút. Cám ơn về lời chúc.
  3. Viết bởi đỗ đồ đệ [ Trả lời ]

    Thế anh không giựt giải này à? Cứ khoe hoài. Thèm thèm là!
  4. Viết bởi PQ gửi Đỗ Đồ Đệ [ Trả lời ]

    Tớ mà biết chụp ảnh nghệ thuật thì cũng chẳng sợ bố con anh nào. He he
  5. Viết bởi dhq [ Trả lời ]

    Giải nhất:

    Giải đặc biệt:

    Chúc mừng !
  6. Viết bởi MINH ĐAN ghé thăm [ Trả lời ]

    Dạo này nhiều "nhân tài đất Việt" quá hén!
    Cuối tuần vui nghen Quý ơi!
    An lạc!
    Lọ Lem đất võ's blog
  7. Viết bởi phuongquy cám ơn [ Trả lời ]

    Gửi Dư Hồng Quảng
    CÁm ơn nhà đài. Giải đặc biệt chú tặng anh đủ anh em mình đi Vũng Tàu đấy.
  8. Viết bởi phuongquy chào Minh Đan [ Trả lời ]

    "Nhân tài như lá mùa thu" mà em ơi!
    Cuối tuần vẫn phải đi thành phố làm việc đây. Tiếc k có số đt của Lọ Lem ...
  9. Viết bởi danghoangthai Chào Bác! [ Trả lời ]

    Lâu rồi, em k có thời gian theo dõi ảnh nghệ thuật, nhưng theo lời một số bạn đọc BTN, có lầm lẫn nào chăng giữa tác phẩm Nắng lên của Huỳnh Đức Nam với ảnh Tinh bột mì xuất khẩu vừa đoạt giải "Tưởng lệ" của Châu Sáng k, bác xem lại dùm hỉ!
  10. Viết bởi Ngọc Yến [ Trả lời ]

    NY đã chay sang nhà để xem "mặt" anh PQ nhưng tiếc chỉ thấy "một nửa" thôi hà...
  11. Viết bởi Phương Quý Gửi Dặng Hoàng Thái [ Trả lời ]

    Đúng là mình post nhầm ảnh của Chau Sáng và từa đề là của Huỳnh Đức Nam. KHi báo ra thì muộn mất rồi. Thành thật xin lỗi. Cám ơn ĐHT
  12. Viết bởi PQ Gửi Ngọc Yến [ Trả lời ]

    Chào Ngọc Yến.
    Hình PQ tùm lum trong blogs mà, NY coi bài khác đi. Đầu tuần chúc vui vẻ.
  13. Viết bởi phuongquy Kính gửi bạn đọc báo Tây Ninh [ Trả lời ]

    Kính gửi bạn đọc báo Tây Ninh
    Trong bài Khoảnh khắc thăng hoa in trên báo Tây Ninh ngày 29/8. Tôi có giới thiệu tác phẩm ảnh nghệ thuật Nắng lên của NS Huỳnh Đức Nam, nhưng lại đưa nhầm tác phẩm Tinh bột xuất khẩu của NS Châu Sáng. Thành thật xin lỗi bạn đọc và hai nghệ sĩ nhiếp ảnh Tây Ninh.
    Phương Quý

MÙA VU LAN

ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU

         Sáng nay 30/8/2009 ( 11/7/Kỷ Sửu- Phật lịch 2553), Trụ trì chùa Cẩm Phong tổ chức trọng thể ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU, đông đảo tăng ni, phật tử các tỉnh thành phía Nam đã về dự.
Đây là lễ Vu lan thường niên được tổ chức nhằm cho nhân sinh có cơ hội bày tỏ lòng hiếu để với cha mẹ của mình, nhằm nhắc nhở con người nhớ gìn giữ đức làm con, hết lòng báo hiếu cha mẹ. Trong hiện trạng xã hội đang đau lòng vì những "tấm gương" xấu bạc đãi, hắt hủi cha mẹ, thì mùa Lễ Vu lan càng có ý nghĩa hơn.
Trong tiếng chuông âm vang hoà lẫn tiếng kinh cầu trầm bổng, trong tiếng nấc nghẹn ngào nhớ thương những bậc sinh thành, nhà chùa tặng cho mỗi người một bông hồng gắn lên ngực áo (bông hồng đỏ cho những người còn mẹ và bông hồng vàng cho người không còn mẹ).
Tiếng thu nức nở trong lòng
Mùa Vu lan tiếng khóc mong Mẹ về. (PQ)


Đại đức Thích Định Tánh (đứng) người tổ chức Đại lễ vu lan

bước thiền

phật tử về dự lễ



Dâng y cà sa

tặng hoa hồng

Những ai còn mẹ và ai mất mẹ???

và tôi cũng được tặng một bông hồng vàng

CON GẤU ĐEN

 
                           Những ánh lửa rừng
                   
Bạn gái tôi quê ở một huyện miền núi phía tây Phú Thọ,cuộc sống của người dân nơi đây gắn bó với rừng với bao nhiêu kỉ niệm vui buồn,  đến khi con người quá lạm dụng vào rừng, thì gặp sự phản ứng của rừng, như câu ngạn ngữ "ăn của rừng rưng rưng nước mắt". Những câu chuyện bạn tôi chứng kiến và ám ảnh suốt đời chính là cái nợ con người đã và đang phải trả cho rừng.
•·              Phần 1- Con gấu đen
 
   Trại giam TL ngay cạnh nhà Đào. Ngày ngày cô bé quen với cảnh những tù nhân mặc quần áo sọc lặng lẽ vác cuốc xẻng,quang gánh ra cải tạo ngoài cánh đồng sát bìa rừng .Đào còn nhớ những ngày cuối năm rét mướt, sương muối phủ trắng mà mấy thửa ruộng trồng rau của trại vẫn lên xanh mơn mởn.
 
                      *Tiếng cú mèo
                                                 Bố tôi bảo anh chồng tôi. "Đi rừng cũng phải chọn cây mà chặt. Cây nào đến tuổi thì khai thác, cây nào còn bé phảỉ để lại dưỡng cho nó ấm rừng. Bố thấy anh chặt bừa bãi lắm, nhìn cây anh mang về mà xót ruột". Anh chồng tôi cằn nhằn. "Ông dở hơi vừa thôi. Rừng chung, không chặt thì người khác cũng chặt mất".
 

KẺ BỊ TRỜI ĐÁNH

 
*Kẻ bị trời đánh


          Thằng Phát bạn học cũ của tôi nổi tiếng vể tính gan lì, trừ ông bố tợn đòn ra nó chưa biết sợ ai, kể cả thầy giáo chủ nhiệm. Người miền núi chúng tôi trước kia còn mê tín tin vào thần rừng, thành hoàng, thổ địa, nên làng xóm nào cũng có cái miếu thờ. Bọn trẻ chúng tôi mỗi khi đi qua miếu thì sợ lắm, cứ nem nép như rắn mồng năm.Thằng Phát chẳng sợ thần thánh ma quỷ nào cả, nó chui vào miếu kiếm hoa quả, xôi thịt chén thường xuyên.
 

CHỢT NHỚ PỜ-SẢO MÌN

CHỢT NHỚ PỜ SẢO MÌN
                    
                       Pờ Sảo Mìn và PQ ở Hà Giang         Lần đầu tiên tôi gặp nhà thơ của dân tộc Pa Dí "Cây hai nghìn lá" ở Hội VHNT tỉnh Phú Thọ do nhà thơ Ngô Kim Đỉnh dẫn đến. Tôi nghe người đàn ông nhỏ thó có đôi mắt dài và sáng tự khai tên là Bạch Thiếu Minh (ánh sáng nhỏ) lại cứ ngỡ là ông bạn thơ người Hoa nào lạ hoắc. Đến khi Ngô Kim Đỉnh gọi đúng tên Pờ Sảo Mìn thì tôi mới oà nhớ ông nhà thơ Pa Dí có bài thơ nổi tiếng " Cây hai nghìn lá "mồm ngang mũi dọc chính là đây.
 

MIẾU LÀNG CẢ

Miếu làng cả
                              
Cuối cùng thì Uỷ ban huyện cũng đồng ý cấp giấy phép cho làng Cả khôi phục lại ngôi miếu cổ bị phá từ thời "cải cách ruộng đất". Trước đó các vị trong Ban xây dựng đã chạy như cờ lệnh suốt từ xã lên tỉnh, tận dụng mọi mối quan hệ, quen biết để Ban Tôn giáo của Mặt trận tổ quốc tỉnh đồng ý với việc xây lại miếu.
     

GẶP GỠ VÙNG BÁN NGẬP

GẶP GỠ Ở VÙNG BÁN NGẬP
                                                 Ghi chép
Bắt đầu từ xã Suối Dây, con lộ đỏ rẽ vô xã Tân Thành kéo dài chừng 10 cây số, mấp mô ổ trâu ổ gà chạy giữa những lô cao su xanh mát của Nông trường cao su Đồng Rùm. Tuy vậy phải quẹo trái, queọ phải tới mấy lượt những quãng đường lầm bụi mới tới vùng bán ngập giáp ranh hai ấp Tân Hiệp và Tân Hòa, một khu dân cư thưa thớt, chưa có điện lưới.

NHẠC SỸ HỒ BÔNG

Nhạc sĩ Hồ Bông:
                               "MÌNH KHỔ VÌ TÍNH CHƠI NGÔNG"

       Nhạc sĩ Hồ Bông (Hồ Văn Bông) nguyên phó Bí thư chi bộ Ban văn nghệ R (TW Cục miền Nam), nguyên Trưởng đoàn Ca múa Bông Sen. Đã từng cùng Đoàn Ca múa nhạc Giải phóng đi trình diễn ở một số nước XHCN năm 1974. Những người từng công tác và quan hệ với ông đều chung một nhận xét là "Hồ Bông thích chơi ngông". Cũng vì tính chơi ngông, một lần ở Ban văn nghệ R, nhạc sĩ Hồ Bông suýt ...chết oan. Tác giả bài viết mới ghi lại một số chuyện chơi ngông mà nhạc sĩ Hồ Bông kể cho nghe tại Nhà sáng tác VHNT Vũng Tàu tháng 4/2010.

GẶP LẠI TIỀN GIANG

 
                       GẶP LẠI TIỀN GIANG
                                                 
Kể từ đợt đi thực tế sáng tác của anh chị em văn nghệ sĩ Tây Ninh ở Tiền Giang hồi tháng 8/2009, lời hẹn gặp nhau ở miền Đông đến nay mới được thực hiện. Sáng ngày 15/10/2010, đoàn văn nghệ sĩ tỉnh Tiền Giang đã có mặt tại Tây Ninh.

TRÁI TIM MỘT NHÀ THƠ-CHIẾN SỸ

TRÁI  TIM MỘT NHÀ THƠ - CHIẾN SĨ
alt
Cuộc đời nhà thơ-chiến sĩ Trần Quang Long thật quá ngắn ngủi (1941-1968), nhưng bất tử với hành trình Nam tiến gian khổ, hào hùng. Ông sinh quán ở làng Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội, lớn lên học đại học tại Huế, từng tham gia các phong trào đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn suốt từ Huế đến Quy Nhơn, Cần Thơ, Sài Gòn rồi dừng lại vĩnh viễn ở Tây Ninh.

MỘT THỜI LÍNH BIÊN PHÒNG

HỌP MẶT CỰU CHIẾN BINH BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TÂY NINH

Sáng chủ nhật, dậy sớm hơn thường lệ. Tám giờ rưỡi phảỉ có mặt tại Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Tây Ninh. Bị bà xã chiếm dụng xe máy đi chợ quá giờ, nên mình lên muộn. Anh em đã tập trung đầy đủ, điện thoại có 2-3 cuộc gọi nhỡ. Tiền thân của bộ đội biên phòng chính là lực lượng Công an vũ trang, thành lập ngày 3-3-1959. Nhưng ở Tây Ninh, Ban liên lạc lấy ngày 25-5 làm ngày truyền thống của công an vũ trang Tây Ninh, chính thức lực lượng An ninh vũ trang được đổi tên là CAVT ngày 25-5-1975. Sau khi thành lập, lực lượng CAVT Tây Ninh đã triển khai lập 5 đồn, trạm, tiếp nhận 2 đồn do An ninh vũ trang R bàn giao, bảo vệ chủ quyền biên giới suốt dọc 240km giáp nươc bạn Campuchia. Tới năm 1977, được bổ sung lực lượng lần thứ 2, lập thêm 4 đồn nữa. Cả tỉnh có 11 đồn trạm, 1 C cơ động, 1 đơn vị huấn luyện và Ban chỉ huy. (Hiện nay có 15 đồn xây dựng quy mô, kiên cố).

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

cánh rừng còn sót lại- Vĩ thanh

CÁNH RỪNG CÒN SÓT LẠI

Đoạn kết

  
     Đường phố ướt nhớp nháp vì mưa phùn. Năm nay mùa rét kéo dài hơn hai tháng, cảnh vật như quắt lại, đen xám. Từ hướng đầu thành phố, một xe tải hiệu HUYNDAI xếp cao ngất gỗ tròn chạy qua ngã tư, nước dưới bánh xe bắn ràn rạt văng tận bục cảnh sát giao thông trên góc hè. Anh cảnh sát giao thông trẻ chưa kịp đưa cây gậy sọc đen trắng ra thì chiếc xe đã vút qua cùng làn mưa bụi.
     Cửa hàng của Én đóng cửa im ỉm. Mấy hôm nay Quảng về nhà, thông báo một tin vui. Ông bạn Tây nào đó của anh Hà đã xin được giấy phép của uỷ ban tỉnh làm dự án xây dựng khu du lịch sinh thái và văn hoá bản địa ở La sơn. Mình phải về rừng thôi em ạ. Đất nhà mình còn đấy, chỉ cần bỏ ra hai chục triệu xây lại cửa hàng nho nhỏ thôi là ổn. Về rừng bây giờ mới là sách lược lâu dài. Thì về chứ sao. Em cũng nhớ rừng lắm rồi. Mình thuê xe làm một chuyến về Gió là xong.
    -Chị Én ơi! Có nhà không?

Cánh rừng còn sót lại - chương 12

Cánh rừng còn sót lại- Tập 2
                                                           

Chương 12
    Con chuồn chuồn nhỏ có đôi cánh mỏng tang rời khỏi vách lá, bay một vòng quanh caí lán tuyềnh toàng, định tìm đường bay ra ngoài. Ngoài kia rừng đang lay động, gió cố ôm mấy cành nghiến nguềnh ngoàng mà mà lắc. Cặp mắt tròn như hai giọt sương của con chuồn chuồn đảo một vòng, chiếc đuôi từng đốt, từng đốt hí hóp phồng lên, xẹp xuống như người nghẹt thở. Nó bay quay lại, lượn một vòng nữa rồi đáp xuống khuôn ngực trần ngăm ngăm của Nụ. Bốn cái chân dài nghịch ngợm bám chặt vào đầu núm vú màu hồng nhạt.

cánh rừng còn sót lại- chương 11-T2

Chương11
                                                              
  
     -Phú ơi! Lên ăn cơm thôi!
    Chị Mận gọi đến lần thứ ba mà chẳng có tiếng trả lời. Anh chàng này xấu hổ trốn rồi chắc? Mình thật chẳng ra thế nào. Bao nhiêu năm còn nhịn được, giờ vương vào con trai lão Pháo. Bốn lăm tuổi không còn trẻ trung gì, nhưng đâu đã phải là già? Nín nhịn mãi nhiều khi con người thần thượi, ngớ ngẩn ra chẳng tính được việc gì cho ra hồn. Mình là người khổ suốt đời. Bao giờ chị cũng tâm niệm như thế. Ngay từ năm hai mươi tuổi đi lấy chồng, chị đã có linh cảm ấy. Chị không yêu chồng, điều đó không phải tại chị.

CÁNH RỪNG CÒN SÓT LẠI- CHƯƠNG 10-T2

CÁNH RỪNG CÒN SÓT LẠI 
                                                                               
 Chương 10

      Phú lảo đảo bước ra đầu bè, vội vàng vạch quần, câu vổng tia nước vàng sậm, khai nồng xuống sông. Anh rùng mình thích thú nhìn những vòng tròn bọt trắng tan dần, chui vào  đạy gỗ. Đầu dương vật còn nhưng nhức, đau rát. Lâu lắm không đụng đến đàn bà, gặp một đêm mê cuồng, người Phú rã rượi như vừa đánh vật.

cánh rừng còn sót lại-chương 9- tập 2

Cánh rừng còn sót lại- T2
Chương 9


                    
  Già Hoa giơ bát rượu lên.
- Chủ tịch có cho ta ra tỉnh đòi cán bộ Hà về không? Ta lên gặp cả chủ tịch tỉnh nữa, để nói lại cho nó biết, cán bộ Khả chỉ phá rừng thôi, chứ chưa trồng được một cây nào cả.
Đinh Văn Thực nhắm tịt mắt, chóp chép ngụm rượu trong miệng. Mình phải bảo dân sáu bản làm gì nhỉ? Là chủ tịch xã, không chấp hành việc trồng rừng phòng hộ thì sai rồi, nhưng làm theo ý chỉ đạo của cán bộ Khả thì không hợp cái bụng dân. Già Hoa nói đúng đấy. Nó chưa trồng được cây chè nào mà chặt mất bao nhiêu cây mỡ thật đẹp. Phó chủ tịch Đạo có ý kiến gì không? Sao cứ uống như thèm rượu từ ngày hòn dái bằng hạt dổi thế? Ai cũng bảo không đồng ý với lão Khả, nhưng phải làm thế nào thì không ai nghĩ ra được cách gì. Chủ tịch xã mở mắt ra, thấy ngay cặp mắt trâu đực của Triệu Văn Đạo. Mày cứ mở to mắt ra mà nhìn thế à? Mày làm công an, nắm được nhiều pháp luật hơn tao mà.

CÁNH RỪNG CÒN SÓT LẠI- tiểu thuyết

Cùng bạn đọc. Tiểu thuyết CRCSL tập 2 có ít quá không tặng hêt bạn bè. Đành post lên đây cho mọi người  cùng đọc vậy. Cám ơn những ai có lòng theo dõi. PPQ 
cánh rừng còn sót lạiẢnh tư liệutiểu thuyết tập 2
Chư­ơng 8
 
     Tiếng rì rì của máy lạnh thật khó chịu. Bao giờ mình mới quen đư­ợc hơi lạnh nhân tạo này? Nằm trong phòng mà có cảm giác nằm trong một thùng kem lớn, toàn mùi dầu chuối.
     Chiếc tủ tài liệu nh­ư là cây kem sôcôla, còn chiếc bàn làm việc là cây kem sữa màu xanh ghi, giá sách trên tư­ờng là cây kem mút. Quá buồn, mà vẫn muốn phá lên cười. Đúng rồi! Chiếc giỏ nhựa đụng giấy lộn kia là cái kem ốc. Đúng là kem ốc, vì nó có mùi ốc, bao nhiêu là mùi hôi hám bởi những giấy tờ thải loại từ ý nghĩ, tư­ tưởng con ngư­ời. Hai con thạch sùng rình rập cạnh ống đèn tuýp, con bên phải to hơn, lúc lúc lại đập đuôi cành cạch vào hộp đèn, doạ dẫm đối thủ. Con bên trái chăm chú theo dõi thằng ngư­ời nằm thẳng đuột trên gi­ường, chắc nó  nghĩ đó là cây kem mút khổng lồ .

GẶP BẠN BẾN TRE


PHÂN HỘI VĂN HỌC (HỘI VHNT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU- BẾN TRE) ĐI THỰC TẾ SÁNG TÁC TẠI TÂY NINH.

Từ ngày 21 đến ngày 23-9-2012, anh chị em VNS thuộc Phân hội văn học (Hội VHNT NĐC- Bến Tre) đã đi thực tế sáng tác tại tỉnh Tây Ninh, gồm 11 trại viên. Chương trình nằm trong thời gian tổ chức trại sáng tác văn học, chuyên về ký và truyện ngắn của phân hội bạn, khai mạc vào ngày 16-9-2012.
Chiều ngày 21-9, đại diện ban lãnh đạo Hội VHNT tỉnh, BCH Phân hội văn học đã tổ chức đón tiếp thân mật các bạn Bến Tre tại Sân Cu quán, một địa điểm có phong cảnh hữu tình. Sáng 22-9, hai phó Phân hội trưởng văn học là nhà văn Phùng Phương Quý và nhà thơ Nguyễn Văn Tài đã đưa đoàn đi thăm Khu di tích lịch sử Tua Hai;  TW Cục miền Nam. Anh em trong Ban quản lý khu DTLS TW cục cũng rất ưu ái những nhà văn, nhà báo từ quê hương Đồng Khởi tới, đã nấu giúp bữa cơm trưa, một việc chưa từng có tiền lệ. Chiều ngày 22-9, đông đảo hội viên CLB thơ Tân Châu cũng tổ chức đón tiếp và giao lưu văn nghệ với đoàn tại tư gia nhà thơ Nguyễn Trung Cấp. Anh chị em VNS Bến Tre rất bất ngờ và xúc động trước tình cảm nồng hậu, chu đáo của CLB thơ Tân Châu. Quá yêu mến các bạn văn nghệ sĩ miền Tây, các hội viên CLB thơ Tân Châu quyến luyến không muốn rời.
Ngày 23-9 đoàn đến thăm và tìm hiểu cơ sở sản xuất muối tôm ớt Ý Như, sau đó đi thăm cửa khẩu Mộc Bài rồi về lại Bến Tre.
Giữa hai Phân hội văn học (Bến Tre-Tây Ninh) vốn có quan hệ thân thiết từ lâu. Nghe tin các bạn Bến Tre tới Tây Ninh, anh em VNS Tây Ninh đã không quản trời mưa, đường xa về đón tiếp. Phân hội trưởng văn học La Ngạc Thụy đang bận việc riêng ở thành phố HCM, nghe tin cũng về để kịp gặp gỡ, thăm hỏi.
Đợt đi thực tế sáng của Phân hội văn học Bến Tre tại Tây Ninh, được đánh giá là thành công tốt đẹp, cũng thêm gắn bó tình cảm thân thiết giữa hai phân hội văn học của hai miền đất cách mạng.
                                                                                   
bạn Tây Ninh gặp bạn Bến Tre
Phó đoàn- nhà văn Nhật Nam có lời cám ơn 


giới thiệu khu di tích lịch sử Tua Hai
Phương Quý chụp ảnh kỷ niệm với bạn Bến Tre
Nhà văn Hàn Sỹ Nguyên (Bến TRe) trao đổi với anh Lê Minh Luyến- Chủ nhiệm CLB thơ Tân Châu
Chị em Tân Châu ngưỡng mộ Bến Tre quá
giao lưu thơ
nhà văn Hồng Niên giữa vòng vây "quan họ"

anh em Bến Tre và Tân Châu
lưu luyến đưa tiễn tận cửa xe
nhà văn trẻ Ngọc Vinh với một thoáng Núi Bà đen