-Phú ơi! Lên ăn cơm thôi!
Chị Mận gọi đến lần thứ ba mà chẳng có tiếng trả lời. Anh chàng này xấu hổ trốn rồi chắc? Mình thật chẳng ra thế nào. Bao nhiêu năm còn nhịn được, giờ vương vào con trai lão Pháo. Bốn lăm tuổi không còn trẻ trung gì, nhưng đâu đã phải là già? Nín nhịn mãi nhiều khi con người thần thượi, ngớ ngẩn ra chẳng tính được việc gì cho ra hồn. Mình là người khổ suốt đời. Bao giờ chị cũng tâm niệm như thế. Ngay từ năm hai mươi tuổi đi lấy chồng, chị đã có linh cảm ấy. Chị không yêu chồng, điều đó không phải tại chị.
Anh Đ
Anh Đ
-Các chị ơi! Xem chúng em đẹp đôi không?
Mọi người lăn ra cười, vỗ tay khen. Chị Hồ tổ trưởng ngâm nga.
Trời ơi vợ thấp chồng cao.
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng.
Anh sào nứa không tự ái, còn ngạc nhiên nhìn cô hạt mít.
-Cái cô hạt mít này, trông cũng hón ghê!. Hay là anh ...cưới em nhé? Bà cụ nhà anh cứ bảo. Mày có cưới vợ thì tìm cụ nào béo tốt mắn đẻ mà cưới.
Cô hạt mít hồi ấy chính là Mận. Nhà có năm anh em thí bốn anh trai, mỗi cô là út, mẹ cô chiều con gái cho học hết lớp bảy rồi đi trung cấp lâm nghiệp. Hôm nghỉ phép về nhà giỗ bà nội, Mận xin mua phân phối được năm lạng măng khô. Mừng lắm. Bầm lại khen con gái hết lời. Măng khô toàn cỡ Trưởng, phó ty mới được ăn, mà con gái bầm mua được cả nửa cân, chuyện đùa đâu. Về tới sân, cô đã gọi tóang lên.
-Bầm ơi! Xem này. Con giỏi không?
-Con dở người của bầm.Có gì mà hớn hở thế?
Mận thở hí hóp.
-Măng khô bầm ạ! Con xin mãi mới mua được đấy. Hôm nay cho các cụ thưởng thức món đặc sản rừng. Có thịt gà không bầm?
- Có! Mổ con gà thắp hương cho ông, còn thì thịt lợn. Bạn mày cho bầm hai cân tem thịt, tao xếp hàng cả buổi sáng trên cửa hàng thực phẩm mới mua được đấy.
-Bạn con ư? Đứa nào mà tốt thế? Mận ngạc nhiên hỏi mẹ, mắt vừa nhìn thấy chiếc xe đạp thể thao Liên Xô sáng choang dựng dưới gốc nhãn. Bà mẹ thích thú ngắm nghía túi măng khô. May quá! Có măng ăn Tết rồi. Bầm cất trên gác bếp, Tết đem ninh chân giò. Mận đập khẽ vào tay mẹ.
-Bầm thật là...con mang về để giỗ ông đấy. Tết khắc có. Đứa nào bạn con thế?
-Cái anh gì cán bộ lâm trường ấy. Nó mang về cho tao mấy cân măng tươi, tha hồ nấu cỗ.
Thấy ánh mắt ngạc nhiên của con gái, bà chỉ vào trong nhà.
-Đang chuyện đài đóm gì với bố mày từ sang tới giờ.
Mận thấy nóng rát mặt. Sao anh Đông cây sào biết nhà mình mà đến chơi nhỉ? Tay này bợm thật. Xem cung cách bầm thế kia chắc hắn được ông bà Khốt quý lắm. Rón rén vào đến hè, Mận nhìn thấy bố đang chúi đầu xuống mặt bàn uống nước. Cây sào nứa ngồi mà vẫn cao hơn ông cụ đến nửa thước. Tiếng sè sè của sóng đài bán dẫn, rồi tiếng hát chợt bật lên. Từ ngày anh đi ớ ơ, việc nhà em đảm ớ đang. Ruộng cấy chăng dây cây luá thẳng hàng ...đào đắp mương dẫn nước quanh làng. Tiếng hát ba đảm đang í i...
-Đấy! Bác chú ý nút chuyển băng ở bên cạnh này. Chỗ nó ghi chữ AM là sóng trung, không phải dựng ăng ten. Chỗ ghi SM1, FM là kéo cái cần này lên. Đài NATIONAN của Nhật là nhất đấy ạ. Bác cứ để nhà ta nghe thoải mái, lúc nào có tiền trả cháu cũng được.
Mận bước vào, lập cập chào Đông rồi bảo bố.
-Bố! Nhà mình tiền đâu mà mua đài cao cấp ? Anh Đông thông cảm! Bố em nói đùa đấy.
Đông đứng dậy chào Mận. Áo pôpơlin trắng xanh, quần simili màu tím than mới tinh, chỉ tội bụng nhỏ quá, thắt lưng chét như đon mạ.
-Mận đừng ngại. Không phải bác hỏi mua đâu. Lần trước sang nhà chơi, thấy bác trèo lên, trèo xuống mắc cột ăng ten chiếc đài Giải phóng, anh ngại quá mang cho cụ mượn chiếc đài này. Bên lâm trường anh có những ba chiếc cơ.
Mận lắc đầu. Cây sào nứa đánh trúng huyệt bố cô rồi. Ông say đài như điếu đổ. Năm ngoái ông giục bà cố nuôi hai con lợn bán nghĩa vụ vượt hai chục cân để được mua phân phối chiếc đài bán dẫn hiệu Giải phóng. Chiếc đài chạy sáu quả pin Con thỏ, lại phải mắc dây ăngten tít trên ngọn cây trám, thế mà bố ngày nào cũng bắt anh Ba trèo lên trèo xuống chỉnh sóng. Mười một giờ trưa đài mới phát, bố nghe hết chương trình dân ca và chèo rồi mới đi làm. Tối thứ bảy giục bầm nấu nồi nước chè xanh thật to để chờ hàng xóm tập trung nghe Kể chuyện cảnh giác và Sân khấu truyền thanh. Bố vẫn tự hào vì nhà mình có chiếc đài và là trung tâm văn hóa của xóm. Bây giờ cây sào nứa mang đến một chiếc đài Nhật vỏ da nâu bóng, chạy có ba pin và không phải dây nhợ lòng thòng gì, hỏi sao bố không mê được? Đấy, mới nghe con gái gàn không có tiền mua đài, ông đã giãy nảy như đỉa phải vôi.
-Con bé này hay nhỉ? Việc của mày đấy à? Anh Đông bán thì tao mua. Nhất là hết nửa tấn thúc chứ mấy.
Đấy là khúc dạo đầu cho chuyện tình của Mận. Sau đó bố được biếu không chiếc đài Nhật, đồng ý gả con gái cho Đông. Phải nói thẳng lúc đó Mận lấy được người chồng như Đông chẳng còn ân hận gì, mà gia đình còn được nhờ nữa là đằng khác. Cô nghe lời khuyên của mẹ và các chị trong xí nghiệp hơn là nghe bố, chỉ có điều là không yêu Đông. Cây sào nứa rất chăm sóc tới đời sống của vợ, nhưng chuyện chăn gối anh rất yếu, hầu như từ ngày lấy nhau, Mận chưa được một lần thoả mãn. Những lúc cô muốn được ân ái thì Đông dặt dẹo, lảng tránh. Những lúc cô đang ngủ thì anh đùng đùng lột vợ ra, cuống quýt làm lấy được. Cũng bởi thế mà ba năm sau Mận vẫn chưa có con, còn chồng thì cứ gầy rạc đi. Cho đến lần Đông bị sốt ác tính, qua đời, Mận trở thành góa phụ trẻ ác cảm với đàn ông.
Chẳng hiểu sao chị lại dính vào Phú. Đêm đó ngủ lại bè để chờ chuyển gỗ trong rừng ra, chị vẫn nghĩ mình ngủ cùng với người cùng giới. Lúc thấy Phú cởi trần trùng trục đóng cốn bè, những thớ thịt căng ra, chắc lẳn, chị đã nóng cả mặt nhưng chỉ một lát.
-Cậu quần quật cả buổi, uống chén rượu thuốc này cho khoẻ. Ông già trong bản bảo biếu tớ mang về cho ông xã...Thật chẳng biết giải thích thế nào. Cậu xem uống được, để lại mà uống.
Buổi tối, chị mơ thấy mình hồi còn có chồng. Anh Đông vốn rất yếu sinh lý, nên mỗi lần gặp vợ phải nhờ chị kích thích mãi mới được. Lần này, Mận vừa đụng vào chồng, đã thấy anh cương cứng. Chị thích quá, vuốt ve mãi. Khi chị chợt tỉnh, chợt nhận ra mùi mồ hôi đàn ông nồng khét thì Phú đã chồm lên người chị. Đang cơn hưng phấn, chị để mặc cho mình đi vào cuộc phiêu lưu mới. Người đàn ông đầy bản năng như Phú đó làm chị mê cuồng. Chị cũng lăn xả vào cuộc, như trút hết những ức chế nhục dục từ trước đến giờ.
Cậu chàng không về ăn cơm ư? Bữa cơm này chị nấu với tâm trạng của một người đàn bà muốn được chăm sóc cho người đàn ông mình yêu. Đĩa cá ngạnh nấu mẻ, thịt vừa trắng, vừa thơm. Trứng gà ốp lếp lòng đỏ như còn luễnh loảng, béo ngậy. Mấy cọng rau húng thơm hắc. Cả chai rượu thuốc gây nên trận cuồng phong mê tơi tối qua. Thế mà chị vẫn ngồi bó gối một mình như những ngày góa bụa. Nước mắt đã rơi đắng khóe miệng, thấm vào trong lưỡi, ngấm xuống cuống họng, chui dần xuống ngực. Hình như giọt đắng lại chui ngược lên mũi, lên mắt để chực lăn xuống lần nữa.
Cú tiếng va chạm lịch kịch cạnh bè. Chị lơ đãng nhìn ra. Phú cởi trần, thân ướt nước đang hì hụi buộc mấy cây gỗ.
- Về ăn cơm chứ. Đi đâu mà tôi gọi mãi không thấy?
Phú cười hề hề, lắc đầu cho nước bắn tung.
-Có hai thằng vớt đâu được mấy cây gỗ to quá, gạ bán cho tôi. Phải gần hai khối đấy. Chiều chúng nó ra chị trả trăm rưởi thôi nhé. Tôi mặc cả rồi.
Mận nhìn tận nơi mấy cây gỗ. Toàn gỗ mỡ cả. Sao trả chúng nó rẻ thế? Phú đã thay quần áo, sục vào mâm cơm. Ăn cơm thôi chị, đói quá! Chị Mận giật cái bát trên tay Phú, đặt xuống.
-Từ từ đã. Gỗ bọn nó ăn cắp à?
-Thì chắc vậy nên mới giá củi thế. Có định cho tôi ăn cơm không đây?
Chị Mận đưa trả bát cơm đã xới, lo lắng.
-Mua rẻ thì cũng tốt, nhưng phải cẩn thận. Lỡ gặp bọn ăn cắp gỗ của lâm trường thì rách chuyện. Ăn chẳng bõ...Xong bữa cậu lẩn gỗ xuống dưới đạy nhé. Cẩn thận vẫn hơn.
Phú gật đầu, miệng mút mát chiếc xương sống cá. Chị Mận đưa ra chai rượu. Không uống à? Phú lắc đầu. Để tối, uống bây giờ khó chịu bỏ mẹ. Chị Mận chằm chặp vào mặt Phú. Cậu tưởng tôi lại dụ dỗ cậu vào trò chơi mới à? Ai còn mặt mũi nào nữa. Thông cảm cho tôi cậu ạ. Cơn khát nhất thời của đàn bà thôi mà. Dù sao cũng cám ơn cậu đã cho tôi biết thế nào là nỗi mê cuồng của tình yêu xác thịt, thế nào là niềm đam mê giữa đàn ông, đàn bà. Nhưng bây giờ tôi không gây sự với cậu nữa. Như thế là đủ lắm rồi. Cậu lo mà làm ăn cho chỉn chu, từ nay đến cuối tháng hàng ra nhiều đấy, chuyến bè sẽ xuôi vào dịp cuối tháng.
Phú nhận được thông tin từ ánh mắt chằm chặp. Sao, chị chán tôi sớm thế? Còn tôi bắt đầu mê tấm thân béo nẫn của chị rồi đấy. Đã thế tôi lại uống rượu thuốc, cái thứ rượu chết toi của nhà chị. Khà! Nặng ra phết. Cháy họng. Mấy lão trong rừng giỏi ra phết. Tôi uống rượu vào rồi, không đảm bảo sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu đêm nay chị còn ngủ trên bè đâu đấy. Cái thân trâu đực của tôi lao động quần quật suốt ngày mà nó vẫn còn hăng hớn, huống chi laị có chén rượu khỉ gió của nhà chị, chịu thế đếch nào được. Đấy là chị muốn thôi nhé. Nếu còn gạ gẫm như tối qua, tôi vần cho ra bã.
* * *
Tốn nhìn bãi cỏ nát như voi quần, thở phào. Mấy thanh niên bản đầu tóc, người ngợm như ma vùi, hí hửng chia nhau tiền công. Bọn này khỏe thật. Y như trâu rừng. Xe gỗ ướt gần ba chục khối đổ tung toé, chúng nó hùng hục chưa đầy hai giờ đồng hồ, lại gọn gàng trên xe đâu vào đấy.
-Cám ơn nhé! Các cậu khoẻ thật đấy! Tốn cất lời khen thật lòng.
-Bao giờ xe đổ cứ gọi chúng em. Thằng da nâu to con cầm đầu nhóm thanh niên bảo thế. Tốn mắng yêu bọn chúng. Mẹ chúng mày! Cứ mong cho anh đổ xe để tao vỡ nợ à?
Thằng Nghĩa lái xe chùi qua quýt hai tay vào ống quần, leo lên ca bin, giục Tốn khẩn trương. Phía trước núi đang thấp dần, mở toang con đường dẫn ra bến sông. Trời thấp xuống, xám xịt. Đám mây đục nhờ như tấm váy đen rách loang lổ, lành phành giữa hai hẻm núi.
-Sắp mưa anh ạ! Thầy trò mình có phắn nhanh không lũ về là nằm rừng đấy.
Nghe thằng Nghĩa nói, Tốn vội ném điếu thuốc hút dở xuống đất, nhảy tót lên xe.
Mẹ kiếp! Thế là thoát. Anh đóng sầm cánh cửa bên phải. Lên đường! Nhưng chạy từ từ thôi đấy. Nhoài người sang, Tốn với bao thuốc để trước mặt Nghĩa. Có bàn tay ai kéo căng ống quần anh. Tốn lạnh người. Ma rừng à? Ôi giời ơi! ống quần bị cánh cửa kẹp vào. Tốn mở cửa xe, cẩn thận khép chân phải vào bên trong rồi mới đóng lại.
- Chắc tay lái chú mày nhá! Mất toi trăm bạc cho bọn trai bản đấy. Mẹ bố nó! Cả xe gỗ vừa ướt, vừa nặng mà đòi có một trăm tiền công. Cả như anh, tao đấm b...vào. Chả ăn thì đừng.
Nghĩa căng mắt nhìn phía trước, hai tay nắm chặt vô lăng. Cái thằng mặt cau có thật ghét. Làm như người ta đày đạo nó xuỗng địa ngục không bằng. Thằng nào chẳng thế. "Bụng đói đầu gối phải bò", trời mưa thế này ai dại gì đâm mặt vào rừng làm bạn với vắt.
Đám mây không còn là tấm váy rách nữa, nó đã nở ra bằng tấm chăn khổng lồ ướt sùng sũng che kín phía bờ sông. Gió thổi mạnh, lùa hơi nước mát lạnh vào trong buồng lái. Sắp đến phà Ghềnh. Chiếc xe sốt ruột rú lên, lồm ngồm lăn bánh. Nghĩa đảo mắt nhìn quanh. Lạy giời! Chẳng có ma toi nào tranh giành xuống phà. Chắc bọn nó thấy mưa nên phắn trước từ lâu. Tiếng máy tự nhiên nổ giòn, xe chạy trơn tru như trên đường nhựa. Bỗng xe phanh gấp, cả hai chúi về đằng trước, tí nữa thì đập mặt vào kính chắn gió. Tốn hoàn hồn ngẩng đầu lên thì thấy một bóng áo vàng cảnh sát giao thông đứng choán hết lối xe đi.
- Dừng xe kiểu đéo gì thế!
Tốn văng tục, nhưng bộ mặt tay thượng sĩ tươi cười, hớn hở như bắt được của, không lầm lì, lạnh tanh như các trạm cảnh sát giao thông khác. Chiếc gậy khúc đen khúc trắng như con rắn cạp nong ngọ ngoạy một hồi rồi chỉ ngang vào ven đường. Tốn định nhảy xuống chửi thằng ngu kia sao lại từ ven đường xông ra cản xe kiểu ấy? định ăn xôi à? Câu chửi chưa kịp bắn ra khỏi miệng, Tốn chợt nhớ trên người anh giờ không còn bộ cảnh phục và đôi quân hàm thiếu uý nữa. Thằng Nghĩ nhìn bộ mặt hầm hầm của Tốn liền nhanh nhẹn kéo anh về phía sau xe. Kinh nghiệm của thằng lái xe chuyên chạy hàng lậu khiến nó khôn như cuội. Bây giờ để ông Tốn ra mặt thì hỏng ăn. Già néo đứt dây. Không khéo chết oan. Cái miệng hôi mùi thuốc vì mấy ngày không đánh, răng ghé sát tai Tốn.
-Anh tránh mặt đi, để em liệu. Cánh này dễ giải quyết thôi mà.
Tốn còn vùng vằng thì bị nó ủn mạnh sau lưng. Bố tránh ra sau cho con nhờ. Không nó vặt cho trụi lông về lại chết đói. Tốn đành nấp ra sau xe, rút thuốc lá. Bao thuốc điếu còn, điếu gãy. Chọn mãi mới được một điếu khô ráo. Khói thuốc toả ấm không gian nhòe sau thùng xe. Tốn nhìn lên, thấy những hàng gỗ ngất ngưởng cao gấp ba đầu mình. Quá khổ, quá tải. Bọn nó giở luật ra là mình chết ngóm đây. Bỗng thằng Nghĩa chạy đến, giất tay áo Tốn.
-Đưa em vé nữa! Làm luật một vé tụi nó không chịu.
Tốn rút ra tờ một trăm nghìn, lắc đầu. Chuyến này đen như chó mực.
-Đi thôi anh ơi!
Sao nó làm luật nhanh thế? Tốn lừ lừ trèo lên xe, đóng sầm cánh cửa. Đềmarơ chan chát, xoành xoạch một hồi rồi máy rú lên ằng ặc, lắc lư xuống phà. Nghĩa còn thò đầu ra cửa xe, vẫy tay chào mấy bóng áo vàng đứng lố nhố bên dưới. Tốn bực bội nhổ nước bọt bắn ra ngoài xe. Đúng là lũ cướp ngày. Mẹ chúng mày chứ. Ngày xưa bố cũng...
-Thôi bố ạ! Xe quá khổ, quá tải, nó vặt hai vé là quá hữu nghị đấy. Hôm nay trời mưa, bọn nó đang đói nên dễ dãi thế, chứ gặp bọn kiểm lâm, chỉ có nước bỏ của chạy lấy người. Thôi chuồn cho nhanh. Chẳng biết thế nào được với mấy tướng ở trạm 312, nó hứng lên đi kiểm tra là chết .
Thằng Nghĩa nói đúng. Sau khi xe qua phà chừng nửa giờ thì có ba chiếc xe Win 100 xồng xộc lao xuống bến. Sáu nhân viên kiểm lâm áo xanh lá cây tần ngần đứng nhìn dòng sông nước đục ngầu chảy xuôi, làn mưa đang giăng kín mặt sông. Mấy người bước vào trong quán bia cạnh đường. Trong ấy thấp thoáng bóng áo vàng của anh em cảnh sát giao thông. Đại uý đội trưởng mặt đỏ hồng, vẫy tay.
-Mời anh em uống cốc bia. Gớm! Đi đâu mà súng ống lịch kịch thế kia?
-Thấy cơ sở báo có chiếc xe IFA biển số 8230 chở gỗ chạy ra bến sông, tụi em đuổi theo ngay mà không thấy đâu. Từ chiều các anh vẫn trực ở đây chứ?
Những tiếng cười thích thú nổi lên từ phía bàn trong. Mưa gió thế này, có hoạ thằng điên mới chở gỗ chạy ra đây. Anh em bên ấy cứ sốt sắng quá, khổ vào thân. Hình như cánh kiểm lâm tự ái. Họ lầm lũi bước ra, quay xe về hướng bờ đê xuôi cầu Hà Trung, đuổi theo một vết bánh xe hằn lún. Trong quán bia lại rộ lên tiếng cười. Vết xe ấy là của thằng Kama chở cát chạy qua lúc nãy.
***
Mưa rơi lắc rắc trên mái lều lợp lá cọ. Gió từ lòng sông cuộn lên giần giật mái lều cánh tiên.
Phú choàng dậy, chống một bên mái lều nhìn ra ngoài. Mặt sông tối sầm, ràn rạt gió. Đám mây phía đông màu xám đen, phần dưới đã chuyển màu trắng đục, như thác nước ngang trời trút xuống. Bộ quần áo phơi phía ngoài lều trên cây sào nứa buộc ngang bị gió thổi bay lung tung mối chiếc một nơi. Phú vội chạy ra nhặt được bộ quần áo dài rơi trên mặt bè, quần áo lót chắc bị hắt xuống sông. Ông lão Hà bá chơi ác mình rồi. Có hai bộ đồ lót thì mất một, chiều tối nay lại ở trần.
Cả tuần nay nằm khểnh không có việc, chán đến nỗi bủn rủn chân tay. Không vướng mấy đạy gỗ tạp, ông phóng vào làng chơi chơ mát dái. Nước sông Hồng vào đến vụng Quân bỗng hiền như con gái nhà quê, cứ ì oạp vỗ vào thân bè như ru ngủ, thành ra mình buồn ngủ theo. Suốt ngày ngủ. Ngủ quên cả nấu cơm. Bà Mận sau đêm vần mình như vần gỗ, đi đâu mất hút. Bây giờ có đến lại vác cái mặt sưng sỉa như mẹt bánh đúc xuống lều. Lâu không gom đủ hàng, người nằm đây trông mấy cây gỗ chết rét vẫn phải nuôi cơm, trả tiền công. Bọn buôn bán tính khí chán chết, y như đồng cô, đồng cậu. Lúc thắng quả thì cười nói hơn hớn, coi đời bằng cái móng tay. Lúc thua lỗ thì làm mình làm mẩy, giận từ đứa trẻ con giận lên. Ông chỉ là dân làm thuê, ba cọc, ba đồng, ngày cơm ba bữa, thế mà cũng hiểu được rằng "cơm bữa, chợ phiên". "sông có khúc, người có lúc." Lại cứ muốn rỡ ngay nhà thiên hạ về làm chuồng xí nhà mình cơ.
Phú lom khom đứng giữa lều, vặn mình răng rắc, phía dưới đũng quần tưng tức, bèn một tay giữ mái lều, một tay bắc cầu vồng xuống sông đái tồ tồ. Cái rùng mình ớn lạnh nhưng thoải mái. Bây giờ bà Mận xuống bè nhỉ. Vần nhau một trận đã đời. Quái! Con mụ hồ li tinh này đi đâu nhỉ? Lúc thì nó lăn vào mình như hùm, như sói, dứt không ra, lúc thì lặn mất tăm, mất tích, lúc thì cau có ăn nói nhấm nhẳng như chó cắn ma.
Trong tiếng gió ào ào, hình như có tiếng xe tải ì ì nặng nhọc. Hình như anh Tốn về hàng? Lại vui rồi. Phú đứng ngóng lên bờ, tay vẫn vẩy vẩy. Chiếc xe IFA đầu móp đang chầm chậm bò xuống bến, bánh cứ trượt đi trong đất phù sa ven sông. Nghĩa không dám tiến nữa, kéo phanh tay cho xe đỗ cách bãi gần hai chục mét. Tốn nhảy xuống xe, quần áo lấm láp.
-Đ..mẹ thằng Phú rỗ! Mày đang vẩy cặc vào mặt tao đấy à? Có lên xem hàng họ thế nào không!
Phú xấu hổ kéo vội quần lót, chỉ mấy bước đã nhảy lên đến bờ.
-Các anh đi lâu quá. ở nhà chờ mốc cả dái. Xe gỗ ác chiến đấy! Toàn gỗ nhóm ba, nhóm bốn thế này. Lùi xuống một tí được không? Dưới bãi em chuẩn bị mấy khúc gỗ với hòn đá tướng.
Tốn nhìn ánh mắt thán phục của thằng Phú, cảm thấy mình như được thăng cấp lên Trung uý.
-Quá khớ phải không? Bọn tao suýt bỏ mạng vì xe gỗ này đấy. Chú phải chịu khó lăn gỗ xuống bãi thôi. Lùi tí nữa nguy hiểm lắm. Tòm cả xe lẫn hàng xuống sông thì liệt sĩ luôn. Bà Mận đến mày bảo thế nhé. Kinh hoàng! Bị lật xe, lại còn bị làm luật toé phân ra đấy. Cả như chú mày lại sướng. Nằm khểnh đây, "cơm no, bò cưỡi", lúc nào đủ hàng thì xuôi. Mày đo đếm đi rồi kí vào sổ cho bọn anh. Bọn tao tranh thủ chuyến nữa gỡ gạc. Có 275 đoạn hai mét đấy nhé! Toàn vanh trăm tám trở lên đấy. Lúc nào đóng cốn lẩn xuống dưới đạy.
Phú không thèm nói nửa lời. Cái lão cua bấy này mới vào nghề được thời gian mà tinh tướng. Đây nằm khểnh "cơm no, bò cưỡi" đấy! Nhưng lúc thả bè lão có làm được không? Toàn dạy đĩ vén váy.
Những cây gỗ mới đẹp làm sao. Nỗi đam mê gỗ đã ngấm vào máu thịt từ những năm Phú chống bè qua thác Cô. Những cây gỗ từng đâm đầu vào vách đá mà không chịu vỡ, đã từng che chở cho thân thể Phú không lao vào ghềnh thác lởm chởm. Nhìn thấy gỗ, Phú chỉ muốn ôm chầm lấy, ve vuốt như nựng con trẻ. Trong đống gỗ kia, chỉ nhìn qua, Phú đã biết phải xếp khúc cong, khúc vòng, khúc thẳng nằm vào chỗ nào dưới bè.
-Chú mày chịu khó đánh vật với đống gỗ này vài hôm. Anh vào chuyến nữa, nếu ra sớm sẽ phụ một tay. Yên tâm nhé! Đợt này hàng họ cũng sẵn. Trong Gió không còn cấm rừng ngặt nghèo như hồi ông Hà quản lí nữa.
Các anh cứ đi. Đống gỗ này hơi xa bến nhưng với Phú rỗ thì muỗi. Bờ sông dốc thoai thoải, chỉ cần hai chục cây mỡ nhỏ xếp song song làm đà, một cây làm đòn bẩy bắn gỗ to lên, đạp một phát là nó lăn xuống sông. Chỉ ba ngày là xong. Mà cả chỗ này, cũng chỉ hòm hòm bốn chục đạy, ăn thua gì. Phải hai xe nữa ra mới bõ chuyến bè xuôi.
Chiếc xe nổ máy, bánh sau quay tít, gầm rú phụt khói ra đít mà không lên nổi dốc. Patinê rồi. Lại khốn khổ đây. Tốn đang than thầm thì thấy thằng Phú khệ nệ bê một hòn đá bằng chiếc thúng ném vào phía sau bánh xe. Vòng quay bánh xe chậm lại. Khịt! Khịt! Cao su cọ vào đá toé khói. Chiếc xe cố vươn về phía trước, bám được bờ cỏ, lắc lư bò lên. Mẹ bố cái thằng dở câm, dở điếc này. Cũng thông minh ra phết. Này! Cầm mấy bao Du lịch mà hút. Sài Gòn chính hãng đấy, không phải thuốc rởm Đình Bảng đâu. Đấy! Nó lại gật đầu. Không thèm cám ơn mình một tiếng. Tốn nhảy lên xe, chỉ tay về phía xóm núi.
-Chịu khó chạy sang Hiền, vào quán Đây rồi. Thằng Kí què thịt chó nổi tiếng cả vùng đấy. Mấy hôm nhọc quá, phải nạp thêm món đạm chú ạ.
Quán thịt chó của Kí què nằm sâu bên trong rằng tre là ngà. Con đường từ trên đê rẽ xuống bắt đầu rẽ vào làng Hiền. Quán thịt chó đón lõng ngay lối ra vào làng. Tuy nhà lá hai dãy lụp xụp, nhưng các món mộc tồn còn trên tài quán Hoa đặc sản trên phố huyện, laị thêm phong cảnh hữu tình. Đằng sau quán là cánh đồng rộng lúc nào cũng phởn phơ gió lành, lắc lư mấy thân tre cọt kẹt thúc giục thực khách thêm chai rượu hay đĩa chả nướng cho quên hết sự đời phiền muộn. Ai cũng buồn cười cái lối quảng cáo của Kí què. Có mỗi tấm gỗ dán cong vênh váo, trên vẽ cái đầu chó nhe răng, thè lưỡi chực đớp vào chén rượu sủi tăm. Bên dưới hai chữ Đây rồi nguệch ngoạc. Khách lạ thì tò mò vào thử xem sao. Khách quen thì đã "tỏ mặt anh hào", chỉ cần nhắn nhau. "Đây rồi nhé!" Thế là biết đường tìm đến. Kì què đặc biệt quý trọng, ưu ái cánh lái xe.
Không phải bọn họ lắm tiền, mà đó chính là những cái loa quảng cáo không công cho chủ quán. Họ nay đây mai đó, "lang bạt kì hồ". Lúc trà dư tửu hậu liền kháo nhau. " Ở Hiền, có quán thịt chó Đây rồi khá lắm." Chỉ cần thế thôi là có thêm vài tốp khách tìm đến rặng tre vàng. Đến rồi mê cảnh, mê mồi, lần sau cố tìm đến nữa. Thế là đổ tiền vào chum nhà Kì què. Vậy nên cứ có xe ô tô đến quán là ông chủ lộc cộc chiếc nạng hàn bằng ống kẽm nước ra vồn vã đón khách. Giá cả tính rẻ hơn một tí, nếu gọi nhiều món, chủ quán còn khuyến mại mỗi người một cốc bia hơi.
Cái tên quán Đây rồi cũng là do cánh lái xe đặt cho đấy. Hôm ấy Kì què đang tập tễnh chỗng nạng ra ngõng khách ngoài chân đê, thấy hai xe ô tô chở gỗ dừng lại, tài xế hếch mũi đánh hơi thấy mùi chả nướng từ trong rặng tre bay ra thì reo lên. Đây rồi! Xe sau cũng dừng lại. Hỏi vóng lên. Đến chưa? Xe trước vẫy tay. Đây rồi!
Kì què trỗ trỗ chiếc nạng xuống đất, cười tủm tỉm. Hay! Đây rồi!
Ngay hôm sau, ông chủ nhờ cậu Quang cán bộ văn hoá xã vẽ cho cái biển Đây rồi và chiếc đầu chó. Đang lúc chú Quang bận, công xá chẳng đáng gì, đòi có bát bún rựa mận với cút rượu sắn.
Nghĩa cũng thò cổ dòm ra ngoài ngó nghiêng một lúc rồi giảm ga, đạp phanh, vỗ vào vai Tốn.
- Đây rồi! Xuống đi anh!
Đang nghệt mặt tính toán, Tốn giật mình. Đến rồi à?
Mùi thịt chó nướng thơm ngạt mũi. Tốn bước xuống đất, chân bị hẫng suýt ngã khuỵu, miệng há ra vì ngẹt thở. Mẹ cha nó! Cái món chả chó ở đây thật nguy hiểm. Thơm nồng thơm n
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét