Cánh rừng còn sót lại- Tập 2
Con chuồn chuồn nhỏ có đôi cánh mỏng tang rời khỏi vách lá, bay một vòng quanh caí lán tuyềnh toàng, định tìm đường bay ra ngoài. Ngoài kia rừng đang lay động, gió cố ôm mấy cành nghiến nguềnh ngoàng mà mà lắc. Cặp mắt tròn như hai giọt sương của con chuồn chuồn đảo một vòng, chiếc đuôi từng đốt, từng đốt hí hóp phồng lên, xẹp xuống như người nghẹt thở. Nó bay quay lại, lượn một vòng nữa rồi đáp xuống khuôn ngực trần ngăm ngăm của Nụ. Bốn cái chân dài nghịch ngợm bám chặt vào đầu núm vú màu hồng nhạt.
Nụ hốt hoảng kêu rú lên, tay chân bất động.
Nụ hốt hoảng kêu rú lên, tay chân bất động.
-Anh Thắng! Rắn cắn em rồi!
Thắng cũng giật mình choàng dậy, vơ chiếc áo choàng lên ngực mình. Nó nhìn thấy Nụ mồm méo xệch, mắt mở to hoảng sợ, ngón tay run run chỉ lên đôi vú trần. Có con rắn nào đâu! Chỉ có con chuồn chuồn ớt bám trên ngực nụ, bốn cánh mỏng rung rung. A ! Con chuồn này cũng thích sờ vú em Nụ à? Thắng thì thầm. Nụ nằm yên nhé! Để anh bắt con rắn. Thắng thật nhẹ, thật nhẹ giơ hai ngón tay lên, từ từ vươn tới cái chóp đuôi chuồn chuồn dang hí hóp. Ngón cái và ngón trỏ đã kẹp được cái đuôi, con chuồn chuồn vội vã buông bầu vú căng mởn ra, quặp lấy hai ngón tay đen đúa cặp răng gọng kìm cắn da thịt Thắng như cắn vào thân gỗ.
-Ha! Con rắn đây rồi! Con rắn biết bay, nó cũng thích em Nụ của mình đấy. Mày láo quá.
Ngón tay Thắng bóp nhẹ, con chuồn chuồn nát bét. Nụ vội ngồi dậy mặc áo lại, lo lắng nhìn ra ngoài lều. Hai đứa mải yêu nhau quên cả gánh nước tưới cho vườn chè giống. Những tấm phên nứa che thưa thớt bên trên không ngăn nổi ánh nắng chiều gay gắt, những lá chè non đang úa vàng. Bọn thanh niên bản từ trận ẩu đả với Thắng, chẳng đứa nào thèm đi làm thuê cho dự án nữa. Tối qua có người còn xô đổ mấy chục tấm phên che. Thắng nghi chỉ có thằng Thường bản Chóc, vì buổi chiều thấy nó lảng vảng quanh vườn ươm, trêu chọc Nụ. "Em Nụ à! Về mà giúp mẹ tẽ ngô, đừng theo cái thằng bỏ cả củ mài ra cho con gái hai bản xem nữa." Lúc ấy Thắng lên văn phòng chú Khả nhận tiền, không thì đã dánh nhau trận nữa. Không bắt được tận tay thằng Thường phá vườn ươm, Thắng đành một một mình đi dựng lại, mất tròn buổi sáng. Hôm nay Thắng bàn với Nụ sẽ xin đi học lái xe, không làm công nhân vườn nữa. Lương công nhân không được nhiều bằng lương lái xe, lại luôn đề phòng bọn trai bản gây sự, đánh nhau. Chán lắm! Anh Nghĩa lái xe gỗ hứa cho Thắng đi phụ xe, tập dần rồi khi nào thành thạo sẽ xin thi lấy bằng. Lái xe được đi đây, đi đó. Lúc ấy có nhiều tiền nó sẽ cưới vợ. Cưới ai? Nó tự nhủ trong bụng sẽ tìm người đẹp như chị Én, chứ không lấy con bé da ngăm ngăm như Nụ, nhưng không dám nói ra cho Nụ biết.
-Sắp mưa đấy! Mình về thôi anh Thắng. Về nhà em mổ gà nấu cơm nếp cho anh ăn nhé?
-Không được đâu. Cán bộ Khánh bảo anh về gặp riêng để làm sổ sách. Nụ thấy anh oai không? Cán bộ nào trong khu bảo tồn cũng tin tưởng anh Thắng đấy.
Hai người chưa kịp chui ra khỏi lều đã phải quay vào vì ven rừng có tiếng người. Giọng nói uôm uôm của lão Hứa. "Đi mà! Ta nói đi là đi, còn rủ thêm lão Triệu nữa. Con Mây không cho nhưng lão Triệu thích lắm, được ra thành phố mà." Giọng nhỏ hơn là của bà Học. "Tôi nghe lời già bản thôi! Đi đòi được cán bộ Hà về cho bản Gió thì cũng thích, chỉ lo đàn lợn không được ăn no, muốn nhờ con Mây nhưng nó suốt ngày trên trạm y tế, lại bụng to biết chăm lợn được không?." Thắng căng hết vành tai hướng về phía đường rừng. Bà Học và lão Hứa bàn nhau ngày mai dậy sớm cùng già Hoa và mấy người già nữa đi thành phố. Họ đi đòi cán bộ Hà về đấy mà. "Già Hoa bảo nắm cơm, mang nước uống theo. Ngoài phố cái gì cũng mất tiền cả, không xin được như trong bản mình đâu. Đi sớm nhé! Gà gáy lần hai là phải đi xuống Kim Hạ cho kịp chuyến xe khách đấy. Ai chà! Tôi chưa đi xe bao giờ, cũng sợ lắm ông Hứa à."
Chờ hai bóng già khuất đạng. Thắng khoác vội chiếc áo rồi bảo Nụ.
-Về đi! Anh phải lên báo cho cán bộ Khả biết. Việc này quan trọng lắm.
Khả và Khánh vừa hội ý về kết quả triển khai dự án chè.
-Còn hơn hai trăm triệu chưa giải khoản được anh ạ. Nó nằm trong số anh duyệt chi hỗ trợ đắp đường sang trạm y tế và một số khoản mục linh tinh khác.
Nghe Khánh báo cáo lại, mặt tỉnh như không, Khả có cảm giác như đang bị theo dõi. Cái bộ mặt lạnh lùng kia có đáng tin tưởng không nhỉ? Mình đối xử với nó còn hơn cả với bố đẻ, chẳng lẽ nó lại phản? Nhưng nó cũng nhận 50 triệu mình đưa cho từ tiền bán rừng cơ mà. Tiền chênh lệch từ hợp đồng nghiên cứu cây chè Long Tỉnh với Sở khoa học -Công nghệ nó cũng được chia hơn hai chục triệu. Không lo. Mình chỉ lo bò trắng răng. Ai không thích tiền là kẻ mất trí. Tiền đã nhuộm thằng Khánh đen hai phần ba rồi, có muốn lật mặt với mình cũng khó.
-Cậu là người thông minh, chẳng lẽ không nghĩ ra cách chi tiền cho hợp lí à?
Khánh vuốt tóc, chậm chạp giở quyển sổ ghi chép ra. Nhìn thẳng vào mắt Khả. Lão này nói thật hay định thử mình nhỉ. Cũng có mấy phương án anh ạ. Không biết anh có đồng ý không. Em lên mấy khoản nữa như tổ chức cho dân học tập chuyển giao kiến thức, đi thực địa nghiên cứu thổ nhưỡng cho cán bộ, cấp cho mấy xã vùng đệm trồng thử nghiệm giống chè mới, làm hệ thống tưới tiêu tự động cho vườn ươm. Cộng tất cả vào cũng gần hai trăm triệu, còn chút ít mình cho vào khoản tiếp khách. Nghe Khánh trình bày, Khả thở phào. Thằng này khôn ranh như khỉ. Thế cũng được. Cậu làm sổ sách cụ thể, tôi kí duyệt. Nhanh nhanh lên, không thanh tra, thanh bố ngoài Chi cục vào lại trở tay không kịp.
Thắng vừa thở vừa chạy vào y hệt con trâu đực kéo gỗ.
-Cán bộ Khả à! Người già trong bản rủ nhau ra thành phố đấy.
Khả và Khánh chẳng ngạc nhiên gì. Mấy ông già trong bản cứ nghe lời già Hoa định ra thành phố đòi hỏi những việc không đâu. Ai có thời gian mà ngồi nghe mấy ông già kể chuyện trên rừng, dưới sông. Mai sáng họ xuống Kim Hạ đi xe khách à? Vậy thì cậu Thắng giúp tôi một việc được không? Thắng ấp úng.
-Việc gì cũng được, nhưng đừng cho em đi gặp bọn thanh niên hai bản trong Gió, chúng nó lại gây sự đánh nhau đấy.
-Không phải vào bản. Cậu cầm một triệu đồng này, xuống ngay Kim Hạ nói với thằng lái xe khách ra huyện chở cho vườn ươm mấy tạ phân vi sinh. Chuyến ra phố của nó giỏi lắm thu được ba trăm nghìn, cứ trả nó gấp đôi. Còn thừa cho chú mày uống rượu.
Thắng chợt hiểu ra, cười tít mắt.
Già Hoa dẫn đoàn phụ lão của bản xuống Kim Hạ từ lúc trời còn chưa sáng rõ. Ra vẻ thành thạo, già Hoa bảo mọi người cứ ngồi xuống khúc gỗ kia mà nghỉ, năm giờ xe khách mới chạy. Cứ theo tôi, không sợ lạc đâu. Chỉ quá trưa là ra đến nơi, có ghế đá ngay bên đường cho mình ngồi nghỉ, ăn cơm xong ta đi tìm cán bộ Hà, đòi nó về với bản Gió mình.
Tiếng con gà nhà nào gáy muộn. Xóm Thượng còn mơ màng trong sương sớm ngái ngủ. Rặng tre già nằm im thin thít, cành lá rũ xuống vì nặng sương đêm. Bà Học bẻ tàu lá dong lót lên khúc gỗ ướt, ngồi ngáp sái cả quai hàm. Buồn ngủ quá. Buổi tối bà nhắn con Mây sang ngủ chung, nằm trò chuyện đến nửa đêm, nó dặn dò mãi đến gần sáng, vừa khép mi mắt lại thì lão Hứa đã khua mấy con chó sủa vỡ cổng.
-Đi thôi! Không già Hoa bỏ quên cánh mình đấy. Tôi đã gói cả cơm nếp cho bà rồi.
Hừ! Lão già goá vợ này, ngày nào cũng tìm cách quanh quẩn bên bà Học làm gì chứ. Bà cũng goá chồng từ năm thằng Học lên bảy tuổi, mười bốn năm đêm nằm không có hơi đàn ông, giờ da thịt như quả mướp khô treo trên gác bếp, ai muốn vướng bận vào người nữa. Đây là rủ nhau đi tìm cán bộ Hà về, chứ hò hẹn gì đâu mà lão sốt sắng từ tinh mơ đất. Bà Học cũng nắm hai mo cơm nếp. Mo nhỏ bên trong có gói muối vừng là dành để ăn đường, mo lớn hơn, bên trong có gói thịt gà rang là để gửi cho thằng Học. Con Mây dặn, từ Uỷ ban tỉnh lên chỗ nhà tù nhốt thằng Học xa ba cây số, nếu thuê xe ôm chở lên hết ba nghìn, hôm nay lại đúng vào thứ năm, ngày nhà tù cho người nhà thăm nuôi. Nó gửi cho thằng Học một gói to, chẳng biết có những gì bên trong, nhưng bà Học ngửi thấy mùi thuốc lào thơm hắc. Đang ngáp ngủ, nước mắt lại chảy ra ướt hai bên má nhăn nheo. Con trai à. Mế thương mày quá, thương muốn chết đi được. Có hai mế con mà mày hai lần ngồi tù, còn gì đời con trai nữa. Con gái bản trên bản dưới không đứa nào dám nghĩ đến mày ngoài con Mây. Cứ tưởng nó thương mày, nhưng từ khi có chửa đến giờ thấy nó ngại đến nhà mình, lại chưa đi thăm mày lần nào. Có phải nó có chửa với thằng đàn ông khác rồi không? Cũng không trách được con Mây, nó như bông hoa rừng nở giữa mùa xuân, mày không bẻ thì người khác bẻ thôi mà.
-Bà Học à! Ra phố có thích mua gì thì bảo nhé! Tôi mang nhiều tiền đấy. Cán bộ Khả cấp cho hai triệu tiền trồng rừng phòng hộ, tôi chưa biết tiêu vào việc gì, mới cho lão Triệu vay hai trăm. Nhà lão được năm triệu nhưng con Mây cất đi rồi, không đưa cho lão uống rượu. Hây dà! Nghiện rượu là không tốt đâu, thằng Hiểm trên bản Cao cho cả đàn dê ba chục con chui vào cổ chai đấy.
Lão Hứa rón rén ngồi xuống cạnh bà Học, thủ thỉ nói vào tai, làm bà Học xấu hổ quệt vội nước mắt.
-Tôi không mua bán gì cả, chỉ mang tiền đi đường thôi. Ra ngoài ấy tôi tìm thăm thằng Học, tôi nhớ..hích..hích...nhớ nó quá..
Lão Hứa vỗ nhẹ lên vai bà.
-Cả bản không ai trách thằng Học nhà bà đâu. Nó đi tù cũng vì muốn giữ cánh rừng nguyên sinh cho dân bản. Ra ngoài ấy, tôi cùng đi thăm thằng Học với bà nhé...? Bà Học định chối phắt, nhưng lại ừ. Có lão Hứa đi cùng, mồm miệng lại trơn như con lươn, nó xin hộ với cán bộ công an cho hai mế con gặp nhau được thì tốt quá.
Già Hoa nhướng mắt nhìn ra xa, sốt ruột. Sao xe khách lâu ra thế? Mọi lần mình đi, giờ này nó đã lù lù đứng bến chất hàng rồi. ồ! Nó kia rồi! Hai cái mắt sáng vàng như mắt con gấu bắt đèn săn. Chiếc xe lắc lư qua mấy cái ổ gà, định chạy thẳng. Già Hoa vội chạy ra chắn đường.
•- Ê! Cho dân bản ra thành phố với chớ! Thằng lái dừng xe, thò cổ ra cười.
-Chào bố già! Bố lại đi đón bà vợ trẻ à? Hôm nay xe con không ra phố. Đến mai bà con ra đây đi nhé.
Già Hoa gào lên át tiếng xe.
-Ngày nào mày cũng đi cơ mà? Tao hôm nay không đi đón vợ, mà đưa dân bản đi tìm cán bộ Hà, mày phải cho chúng tao đi thôi.
Thằng lơ xe nhảy xuống, điếu thuốc lập loè trên mồm.
-Hôm nay xe chúng cháu phải ra huyện chở hàng cho khu bảo tồn. Đã hợp đồng, nhận tiền rồi nên không hoãn được. Đến mai bà con ra, chúng cháu chở đi sớm.
Không được rồi, lỡ hết việc. Già Hoa nhăn trán tính toán rồi dứt khoát.
-Chúng tao cứ lên xe! Chúng mày đến đâu thì tao đến đấy. Không ra tỉnh hôm nay là lỡ việc gặp chủ tịch tỉnh đấy, mày chịu trách nhiệm nhé?
Bọn nhà xe cười hì hì.
-Thôi được! Mời các vị lên xe! Nhưng bọn con đến huyện thôi đấy.
Năm người già lục đục leo lên cửa xe, nhiều chỗ quá, biết ngồi ghế nào nhỉ. Lão Hứa kéo bà Học ra ngồi cạnh cái cửa kính. Ngồi đây dọc đường còn ngắm cảnh bà nhỉ? Bà Học luýnh quýnh suýt ngã ngồi vào lòng lão Hứa. Lão già cọp bắt này, còn lòng dạ nào mà ngắm cảnh nữa. Thằng lơ xe xua xua tay khi già Hoa hỏi tiền xe.
-Hôm nay cho các già đi chơi không lấy tiền.
-Mày nói thật chứ?
-Giời ơi! Bố già không tin chúng con tốt bụng nhất xóm Thượng à? Hôm nào con lên Gió tán gái, có ở lại ngủ thăm, già không được bắt vạ nhé?
Trong bụng hai thằng sướng âm ỉ, hôm qua thằng Thắng đưa cho sáu trăm bảo ra huyện chở phân cho khu bảo tồn. Tội gì mà không đi. Chạy ra thành phố cả hai chuyến đi về thu được hơn bảy trăm bạc, chiều qua hai thằng đã báo hoãn cho số khách quen, chỉ có mấy ông, bà già trên Gió xuống đột xuất không biết làm thế nào. Thôi cứ cho họ đi nhờ ra ngoài huyện.
Xe dừng laị trước cửa hàng Vật tư nông nghiệp. Thằng lơ mở cửa xe, miệng gào lên.
-Hết tiền! Mời các cụ xuống xe!
Lão Hứa ngạc nhiên, mình đã trả tiền nó đâu mà kêu hết tiền.
•- Này cháu ơi! Cứ đi đi, đến nơi già sẽ trả đủ tiền.
Già Hoa buồn bực bước xuống, ra hiệu cho mọi người xuống hết cả đi. Nó cho mình đi nhờ đến huyện thôi, còn ra thành phố khắc có cách. Dẫn mọi người vào trong quán nước cạnh đường, bảo chị chủ quán béo ú.
-Bán cho bác năm cốc nước mía nhé!
Trong lúc mấy ông già đang ngạc nhiên sao không tiễn khúc mía ra cho mình ăn, cô kia lại cho cây mía vào ép lấy nước. Trông giống như trong bản ép mía nấu mật, chỉ khác là mình kéo mật bằng trục gỗ lim, có trâu kéo, còn ở đây cô ta ép mía bằng cái trục sắt sáng choang, lại xoay cái bánh xe bằng tay.
Già Hoa lượn quanh đám xe ô tô đậu trước quán ăn. Dòm vào xe nào cũng không có người. Mãi mới thấy một chiếc xe con mui bạt tiến ra, trên xe là hai chú bộ đội một lớn, một nhỏ. Già Hoa mạnh dạn níu bên cửa xe.
-Chú bộ đội à! Có ra thành phố cho già đi nhờ với?
Chú bộ đội nhỏ quay sang chú lớn ngồi bên cạnh.
-Cho cụ già đi nhờ không thủ trưởng? Cụ về đâu?
Già Hoa nói mình ra thành phố gặp chủ tịch tỉnh. Người lớn hơn mở cửa xe bước xuống, lại mở cánh cửa sau, mời già Hoa lên xe. Thấy già Hoa lắc đầu, chú bộ đội hỏi.
-Sao, cụ lại không muốn đi à? Chúng cháu về tỉnh đội, cụ cứ đi cùng, ra đên nơi cháu đưa cụ đến uỷ ban tỉnh.
-Cám ơn bộ đội lắm, nhưng già muốn hỏi cho cả đoàn đi nhờ, còn bốn người nữa mà.
Hai người nhìn nhau, rồi chiếc xe theo tay chỉ của già Hoa đến trước quán nước mía. Thôi được rồi! Các cụ chịu khó ngồi chật nhé. Toàn những cụ vừa bé, vừa gầy. Bà Học vội vàng bỏ cốc nước mía lạnh buốt xuống.
-Rét quá! Không uống được. Không trả tiền đâu nhé!
Cô hàng nước kêu the thé rằng đã gọi quay mía thì phải trả tiền chứ, không đi được đâu. Lão Hứa kéo tay bà Học.
-Đi thôi! Tôi trả tiền cho cả năm người rồi. Già Hoa có kịp uống đâu mà vẫn phải trả tiền đấy.
Năm người ngồi hàng ghế sau thì hơi chật, bà Học phải ngồi ghé lên đùi lão Hứa. Lão ta lim dim mắt, ra vẻ khóai chí. Chú bộ đội lớn quay đầu lại hỏi.
-Các già bản rủ nhau ra tỉnh, chắc có việc quan trọng phải không?
Già Hoa cố bíu lên thành ghế trước, phân bua.
Cũng là việc không đừng thôi bộ đội à, chúng tôi đi gặp chủ tịch hỏi vì sao để cán bộ Khả phá rừng nhiều thế? Tại sao không cho cán bộ Hà về để nó trồng thêm rừng cho dân bản. Cái xe khách mọi ngày vẫn chở khách, hôm nay cũng đi chở hàng cho cán bộ Khả rồi. May có các chú cho đi nhờ không thì lỡ hết việc.
Chú bộ đội lớn quay hẳn người lại.
-Thế ra các cụ là người trong La Sơn. Nghe nói trong ấy đang có dự án trồng rừng phòng hộ bằng chè núi lớn lắm mà. À! À! Anh Hà chi cục phó kiểm lâm thì cháu biết rồi, có đi họp với nhau mà. Nếu tình hình trong ấy đúng như vậy, để cháu phản ảnh sang bên Chi cục kiểm lâm xem thế nào.
*
Mùa thu nhúc nhích những đám mây xám bạc, thở dài thườn thượt nhường chỗ cho chiếc khăn đông đang lăm le cuối chân trời. Không gian như cô gái đỏng đảnh dỗi hờn, mấy hôm nắng gắt, cháy rám tàu lá chuối bánh tẻ, rồi đùng đùng mưa lượt sượt mấy ngày liền.
Người có tuổi, ngồi trong nhà mặc áo may ô cảm thấy lành lạnh. Đài khí tượng thuỷ văn thông báo có áp thấp nhiệt đới, trời đang nắng bỗng co ngay lại, i ỉ rắc mưa. Không ra mưa rào, không ra mưa phùn, cứ lúc vài hột ướt áo, lúc lây phây dính đất.
Mấy đoạn phố gần nhà máy nước, hè đường bị đào bới toang hoác, đất đỏ vương vãi, gặp nước mưa cứ bám dính từng đế dép, từng bánh xe, những vệt loang lổ đỏ quạch cứ thế mà in theo từng đại lộ, ngõ ngách. Tuần trước Chi nhánh điện 1 đào đường đẫn cáp cho khu chung cư Tân An. Tuần trước nữa Công ty Bưu chính Viễn thông đào đường dẫn cáp quang vào khu thể thao của tỉnh vừa xây dựng xong. Công ty cấp nước cũng vừa trình công văn xin đào đường để lắp đặt ống dẫn nước cho Khu công nghiệp phía Nam thành phố. Cứ đào loạn cả lên. Sự lạc hậu trong việc quy hoạch đô thị làm khổ những nhà quản lí đương nhiệm. Cứ đổ cho hoàn cảnh chiến tranh, thiếu thốn về trang thiết bị kĩ thuật. Thế nuôi nấng, đào tạo cho bao nhiêu kĩ sư ngành kiến trúc học cả ngoài nước lẫn trong nước để làm gì? Có cái thành phố bé bằng lỗ mũi mà nay đào đường bên trái, mai đào đường bên phải.
Chủ tịch tỉnh nằm ngả lưng tạm nghỉ trên chiếc giường xếp đặt phía trong phòng làm việc. Với tay tìm chiếc điều khiển, khua khua mấy cái mới tắt được điều hoà nhiệt độ. Thời tiết thay đổi rồi, sắp sang đông. Mọi người chưa cảm thấy chứ cơ thể ông đã báo trước mấy hôm nay. Lưng ông đau như dần, đầu gối hơi nhức. Những ngày ở trong rừng, lăn lộn hết chiến trường Quảng Trị dến chiến trường Đông Nam bộ, bọn vi trùng sốt rét ác tính chui vào nằm kín trong từng mạch máu người lính cũ. Mấy năm làm lãnh đạo, lên xe, xuống xe suốt ngày mà thỉnh thoảng nó vẫn chui ra hành hạ ông.
Chủ tịch vắt tay lên trán, khuôn mặt tròn phúc hậu của ông không còn giãn ra bởi nụ cười thường trực trong các hội nghị, mà đăm đăm suy tính như một lão nông đứng trước mùa mưa bão bên cánh đồng sắp thu hoạch. Chỉ tiêu tăng 2,4% GDP toàn tỉnh năm nay tưởng đơn giản mà khó thực hiện quá. Hình như có lúc mình lạc quan tếu, tin vào những lời có cánh của cấp dưới. Đàn bò sữa đã thất bại rồi. Bên Nông nghiệp lúc đầu chẳng đề cao dự án nuôi bò sữa cho bốn huyện miền núi là biện pháp tích cực để thoát nghèo cho nông dân là gì. Mấy tỉ bạc đầu tư cho bò ngoại, nhưng đưa bò về rồi mới té ngửa là chưa chuẩn bị thức ăn để nuôi bò. Huyện An Nghĩa đành phải giành sáu ha ngô vụ đông làm thức ăn nuôi bò, ba huyện còn lại nháo nhác đi tìm cỏ. Thế mà lúc báo cáo dự án khả thi, họ trình bày đâu vào đấy. Lại cái dự án trồng rừng phòng hộ bằng cây chè núi trong Khu bảo tồn thiên nhiên La Sơn, lúc cậu Hà còn trong ấy thấy công việc tiến triển lắm. Thế mà chưa đầy một năm sau khi nó về Chi cục kiểm lâm, đã thấy đơn từ kiện cáo loạn cả lên. Vụ tranh giành đất rừng đánh nhau gây án mạng của dân bản Gió chẳng làm ông đau đầu hàng tháng trời.
Cậu thư kí riêng người như que kem hớt hải bước vào quên cả gõ cửa.
-Thưa chú! Có mấy cụ già tận trong La Sơn ra xin gặp, đang ngồi chờ ngoài vườn hoa uỷ ban tỉnh.
- Họ ra từ bao giờ?
-Thấy anh em cảnh sát bảo vệ nói họ đến từ tám giờ sáng ạ. Nghe thông báo chú bận họp Hội đồng nhân dân, họ kéo nhau vào ngồi cả trong trụ sở.
Chủ tịch vội ngồi dậy, đến bên chiếc gương, cầm lược chải qua mái tóc lưa thưa bạc. Có phải họ đi kêu kiện việc trồng rừng phòng hộ không? Sắp đầu giờ chiều, hội đồng sắp họp, tiếp người ta thế nào được.
Cậu thư kí trình ra tờ giấy ghi một số đề nghị của mấy cụ già. Ông đọc qua rồi lắc đầu. Không biết thực tế thế nào, chứ như ý kiến mấy già bản thì tình hình trong La Sơn lại phức tạp rồi. Ông hí húi viết một tờ giấy, đưa cho thư kí.
-Đưa cho cậu Trường chánh văn phòng bảo phải giải quyết ngay, xong điện báo cáo cho tôi. Còn cậu chuẩn bị số liệu về tình hình sạt lở bờ sông Hồng khu Bãi Hoá nhé. Chiều nay hai giờ họp rồi.
*
Trụ sở Chi cục kiểm lâm nằm đằng sau cái chợ cóc trên đường Trường Chinh. Ngôi nhà hai tầng kiến trúc theo lối cũ, ẩm thấp, tối tăm. Ban ngày phòng khách cũng phải bật đèn. Đây vốn là nhà ở của chuyên gia Trung Quốc thời mới thi công xây dựng Nhà máy dệt từ những năm đầu thập kỉ 70.
Hà lúi húi từ sáng tới giờ với cuốn tài liệu bằng tiếng Anh. Đây là kinh nghiệm phát triển và gìn gĩư rừng nguyên sinh của người bạn làm công tác bảo tồn thiên nhiên Bồ Đào Nha gửi tặng. Anh bị cuốn hút vào cuốn sách như đang xem tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung. Chưa thông thạo tiếng Anh cho lắm, đôi chỗ Hà phải lấy từ điển ra so sánh. Giỏi thật! Anh thốt lên khâm phục. Cũng là rừng nguyên sinh mà nước ngoài họ giữ dễ như giữ vườn trong nhà. Đường lớn rải nhựa cho xe vào trung tâm rừng, lại còn tổ chức các tua du lịch sinh thái. Họ biết "xã hội hóa" việc giữ rừng nên họ thành công. Hà buồn rầu khi nghĩ đến khu rừng thân yêu của anh ở La Sơn. Từ ngày anh ra Chi cục, không biết nó bị xẻ thịt bao nhiêu héc ta rồi? Nghe đâu tay Khả lại xin được vốn dầu tư mở thêm mấy km đường vào khu rừng cấm. Thế ra ở đây mọi việc trái ngược với anh bạn Bồ Đào Nha này, đường vào đến đâu rừng bị phá đến đấy.
Nếu chuyện bắt tay giữa Hà và người bạn nước ngoài được chấp nhận, nhất định rừng La Sơn sẽ giữ được. Người bạn rất mê thung lũng Gió bằng phẳng, ở đấy mà xây một khu nhà nghỉ liên hoàn, tổ chức các tua du lịch vào hang động, leo núi, sinh hoạt văn hoá bản địa, thì chắc chắn sẽ thu hút được khách nước ngoài và các tỉnh bạn đến La Sơn. Nhưng mấy năm trước, khi giới thiệu ý định của người bạn với Chi cục, anh Thông chi cục trưởng tỏ ra ái ngại. Vấn đề liên kết với nước ngoài rất nhạy cảm, không nên tuỳ tiện làm theo cảm hứng. Để từ từ anh đề xuất với uỷ ban tỉnh. Hà ở trong rừng, không biết được rằng ý kiến của anh không bao giờ đến tai lãnh đạo tỉnh. Anh Thông sắp đến tuổi nghỉ hưu, không dám phiêu lưu, mạo hiểm. Từ khi ra thành phố, hơn một lần Hà đã tâm sự với chủ tịch tỉnh về việc liên kết với nước ngoài làm du lịch. Ông có vẻ suy nghĩ và hứa sẽ xem xét. Nhưng qua mấy vụ việc xảy ra trong La Sơn, hình như chủ tịch không nhắc đến nữa. Tay Khả nhân cơ hội "cờ đến tay..." đã tranh thủ phá tan những cơ sở trước kia Hà gây dựng bằng bao nhiêu công sức. Đôi khi trong lòng Hà trỗi dậy nỗi thù hận kẻ đã cướp công mình, những kẻ đang tâm phá đi cánh rừng anh từng yêu quý như da thịt. Rồi bình tĩnh lại, nỗi bất mãn hình như nhiều hơn. Mấy kẻ tiểu nhân kia, nếu đàng hoàng bước lên "võ đài" một chọi một với anh trong cuộc chiến giữ rừng, Hà đã cho chúng "nốc ao' lâu rồi. Nhưng những kẻ như Khả vẫn lộng hành, vẫn nhơn nhơn phá rừng, phải chăng còn có ai đó đứng dằng sau tiếp sức cho hắn?
Có tiếng gõ cửa nhè nhẹ.
-Cô Hương à! Tôi đang bận tí nhé!
Cánh cửa vẫn khẽ mở ra.
-Gớm! Bận gì mà không thèm tiếp khách?
-Ôi giời! Anh Trường! Sao lại gõ cửa khe khẽ làm tôi tưởng là cô văn thư.
Trường cười, giơ tay nắm chặt tay Hà.
-Bác Cả thường bảo bọn mình đi tới đâu là phải nhẹ nhàng, cứ uỳnh uỳnh, ăn to nói lớn, cơ sở lại nghĩ mình cậy thế bên uỷ ban tỉnh hù anh em. Thế nào! Chơi tiếng Anh nguyên bản cơ à? Ông giỏi thật đấy! Mình có cái chứng chỉ A tiếng Anh mà đánh vật còn hơn cày ruộng.
Hà xúc ấm pha chè. Chánh văn phòng thông cảm nhé, từ ngày ra đây vẫn quen thói uống chè Shan La Sơn, nghiện rồi không bỏ được. Trường giơ tay ngăn lại. Để lúc khác. Bác Cả trước khi đi họp có viết giấy lại cho tôi đây, dặn phải gặp trực tiếp ông để thông báo lại. Tình hình rừng La Sơn nguy cấp lắm rồi. Cũng biết ông vất vả trong ấy bao nhiêu năm nay, mới ra thành phố được ít ngày lại điều về trong ấy thì không ra thế nào. Nhưng trên tinh thần người đảng viên cộng sản, mong ông hiểu cho nhiệm vụ chung là trên hết.
Hà ngớ ra không hiểu tay chánh văn phòng có uống rượu buổi trưa không mà ăn nói hàm hồ. Cái gì mà đi với ở?
-Ông bảo tỉnh lại điều tôi đi chỗ khác à? Đi đâu?
-Còn đi đâu nữa! Tình hình La Sơn phi tay ông không ai giải quyết nổi. Ông thông cảm cho uỷ ban tỉnh. Những việc làm vi phạm pháp luật trong La Sơn và cách giải quyết, bác Cả bảo tôi đưa tất cho ông, phải bí mật mà làm đừng cho ai biết.
Hà bất ngờ lặng đi, nước mắt lăn trên gò má gầy. Chánh văn phòng Trường vỗ vai anh.
-Dũng cảm lên ông vua rừng. Gái có công chồng không phụ! Không phải ông vẫn lo cho cánh rừng La Sơn lắm cơ mà. Cố trụ trong ấy một hai năm, tình hình ổn ổn tôi sẽ nhắc bác Cả điều ông ra chi cục trở lại, lúc ấy chắc ông Thông về hưu rồi. Biết đâu...
Hà choàng tay qua bàn ôm cổ Trường.
-Ông chẳng hiểu gì tôi cả! Tôi mừng quá đấy thôi. Tôi tình nguyện ở trong rừng suốt đời cơ mà.
Chánh văn phòng vừa ra khỏi, cánh cửa phòng laị khẽ mở, mùi thơm sực nức ùa vào. Lần này đích thị cô Hương. Con bé này! Vẫn cái tật vào phòng không chào hỏi gì cả. Mấy cái văn bản hướng dẫn triển khai chương trình 661 đánh máy xong chưa mà đã son phấn thơm lừng cả lên? Pha cho anh ấm chè nhanh lên! Hơ! Hôm nay trời đi vắng đây! Hí hí! Em nói thật nhé. Lúc nào anh Hà vui vẻ, trông đẹp trai nhất chi cục! Cả mái tóc hoa râm nhìn cũng rất phong độ. Anh ơi! Năm nay chi cục có suất đi tham quan nứơc ngoài hả anh? Cho Hương đi với nhé! Con bé này ăn nói hay chưa. Đi đâu hỏi chú Thông, tôi quyết thế nào được. Ghét ghê! Lại xưng tôi rồi. Chú Thông sắp nghỉ hưu, có màng gì đến nhân viên đâu. Chắc chắn lại tranh đi dối già, còn thì mấy ông trưởng phòng, chị Hải kế toán. Lấy đâu ra suất cho bọn em. Anh! Nếu bố trí người đi đợt này, anh nói đỡ em một câu. Cho em đi nước ngoài một chuyến cho biết chứ nay mai lấy chồng rồi, nó quản ở nhà không cho đi đâu cả. Hà trong lòng đang như có con chim hót, không để ý những lời than thở của cô văn phòng lẳng lơ. Chao ôi! Cánh rừng nguyên sinh của tôi. Anh em chiến sĩ thân yêu của tôi. Cả bà con các bản cao, bản thấp thân tình như người trong một nhà. Tôi sẽ cố tìm cách giữ lại những gì đang còn. Tôi sẽ cố! Không chịu nhường nhịn một li, một lai những kẻ muốn xẻ thịt rừng.
Ôi! Sao tóc anh Hà lại có mấy sợi vàng nhỏ ti thế này nhỉ? Em nhổ cho anh nhé? Bọn này không phải tóc bạc đâu, toàn tóc ngứa cả đấy. Khiếp! Đầu tóc chắc cả tuần không gội. Em có chai dầu "đô" con bạn vừa mua hộ trong thành phố Hồ Chí Minh gửi cho, thơm cực. Chiều tối sang em gội cho nhé. Hà cảm giác phía sau đầu anh bị ghì chặt vào một vùng nóng ấm, mềm mại. Bàn tay con gái hâm hấp xoa nhẹ vành tai. Cảm giác ấy thật dễ chịu, như lần y tá Triệu Thị Tiến đắp thuốc vào bắp chân anh, khi anh bị rắn cắn ở dộc Chiềng. Thấy Hà lim dim mắt, Hương ghì chặt đầu anh hơn vào bộ ngực nây nẩy. Cô bạo dạn cúi xuống hôn chụt vào bên má phải Hà. Anh ơi! Hay chưa đi nước ngoài, hôm nào cho em theo vào La Sơn thăm rừng nguyên sinh với nhé? Trong ấy thích lắm hả? Mà anh có
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét