*Tiếng cú mèo
Bố tôi bảo anh chồng tôi. "Đi rừng cũng phải chọn cây mà chặt. Cây nào đến tuổi thì khai thác, cây nào còn bé phảỉ để lại dưỡng cho nó ấm rừng. Bố thấy anh chặt bừa bãi lắm, nhìn cây anh mang về mà xót ruột". Anh chồng tôi cằn nhằn. "Ông dở hơi vừa thôi. Rừng chung, không chặt thì người khác cũng chặt mất".
Thời ấy rừng còn do nhà nước quản lí, chưa khoán khoanh nuôi, bảo vệ về từng hộ dân như bây giờ, vì thế mạnh ai nấy chặt phá, chẳng ai bảo được ai. Đến như bố tôi nói con trai còn không nghe cơ mà. Nhà tôi dựng toàn bằng gỗ tốt, tường cũng lịa bằng ván vàng tâm. Nhà bếp thì đơn giản hơn nhưng cũng xẻ từ những cây gỗ già bố tôi hạ trong rừng. Sau này anh tôi đụng gì cũng chặt, chuồng lợn chỉ cần chục cây bương là xong, nhưng anh tôi dùng tới gỗ, toàn những cây bằng cổ tay, cổ chân, chẳng là dễ chặt mà. Dùng một năm thì mối mọt cũng xơi hết, lại tiếp tục vào rừng chặt nữa. Hàng rào quanh vườn nhà, bố bảo chặt nứa về ken dày vào cũng được, anh tôi lại thích rào bằng gỗ rừng, chẳng là khu rừng tái sinh gần nhà, dễ kiếm.
Trên sườn núi sau nhà có cây sau sau chừng hai chục tuổi đứng cô đơn cạnh dốc Trượt. Cây gỗ có đường kính hơn 30 phân, anh tôi rất muốn chặt về đục làm cối giã gạo, nhưng bố tôi bảo từ lâu lắm trên chạc ba cây sau sau có cái hốc nhỏ, là tổ của vợ chồng chim cú mèo. Anh đừng chặt phá. Anh bảo với bọn tôi. Bố chỉ vẽ chuyện, chim chóc thiếu chi chỗ làm tổ, mình chặt cây sau sau nó khắc vào rừng tìm cây khác. Lần ấy bố tôi nổi cáu, cầm con dao thái chuối lên doạ anh. " "Thằng đầu bò! Ương gàn cho lắm vào rồi thiệt đời". Anh tôi bí mật chặt cây gỗ và còn bắt được con chim cú mèo cái. Giống chim cú chỉ tinh về đêm, ban ngày chậm chạp lắ . Anh về vặt lông nướng nhắm rượu. Xong rồi bố tôi mới biết, ông lo lắm, mắng mỏ anh tôi mấy ngày, dặn anh cấm không được bén mảng vào rừng. Nghe bố doạ, lúc đầu anh tôi cũng hơi lo sợ, không dám vác rìu vào rừng, chỉ quanh quẩn ở nhà cuốc vườn, cho lợn ăn. Gần hai chục ngày trôi qua không thấy động tĩnh gì, anh lại bình thường như không, thăm dò biết cây sau sau đã khô hết lá, anh lăm le mang về nhà. Tôi có vào sườn núi ấy. Cây gỗ bị anh tôi hạ nằm vật, hai ngọn cây hình chữ V quay xuống dưới sườn dốc. Buổi chiều cuối đông, anh tôi vác rìu vào rừng, cố không để bố tôi biết. Anh tìm đến gốc cây bị đổ, bắt đầu đốn chãng nhỏ bên trái, xong rồi quay sang chặt chãng to bên phải. Hai cành ngọn vừa đứt, không còn vật cản nữa, cây sau sau bất thần lao xuống dốc, anh tôi đang đứng giữa chạc ba của cây không tránh kịp bị cây đè ngã, đẩy xuống phía dưới.
Ở nhà, bố chồng tôi ngồi trước sân thái cây chuối cho lợn , tiếng dao sắc xoèn xoẹt đưa đều, từng lát chuối mỏng tơi tả rơi xuống nong. Bỗng bố tôi ngừng phắt tay dao, ông vừa nghe ba tiếng cú kêu rùng rợn ngay sau lưng. Ngoảnh lại ông thấy con cú mèo đực đang bám chặt vào cây chuối đang thái, nó cũng lắc lư theo nhịp cây chuối xoay đi, xoay lại. Bố tôi biết điềm gở đã đến, ông cầm dao quay phắt lại chém rụng đầu con chim cú. Cái đầu nó văng ra sân, mắt mở trừng trừng, nhưng hai chân có vuốt sắc vẫn bám chặt thân cây chuối. Bố tôi hốt hoảng gọi anh tôi, không có tiếng trả lời. "Ba hồn bảy vía thằng Cò (ở nhà tên anh chồng tôi gọi là Cò) ở đâu thì về nhá",Chỉ có tiếng từ rừng vọng sang uôm uôm. Bố tôi giục mọi người trong nhà đập nứa khô bó thành mấy bó đuốc, nhờ hàng xóm vào rừng tìm anh tôi. Đường vào khu rừng có cây sau sau thì hơi xa nhưng tìm anh tôi không khó lắm, anh bị cây đẩy xuống mãi chân vực, hai cành cây như cái chạc ba kẹp vào cổ anh, hai mắt anh lồi hẳn ra ngoài, lưỡi thè lè trông rất ghê sợ. Mọi người xúm vào khiêng cây sau sau ra, đỡ thân thể tướp táp của anh tôi lên. Bố tôi không tài nào vuốt mắt cho anh được, ông khóc ầm lên phát đen đét vào mông người chết. "Con ơi! Bố đã bảo rồi mà con không nghe. Cái nợ với rừng của con người ta lớn lắm, ai cũng cố tránh mà con thì đâm đầu vào".
Chuyện từ ngày tôi còn trẻ, nhưng cũng để tôi suốt đời không dám bạc bẽo với rừng. Còn những người dân quê tôi từ đó hình như ít phá phách khu rừng tội nghiệp hơn. Mãi những năm sau, rừng có chủ và con người cũng hành xử với rừng theo cách riêng của mỗi người, có điều cái giá của những năm tháng ấu trĩ hình như không còn cơ hội để trả. Bây giờ, mỗi khi nghe tiếng cú mèo kêu, tôi lại giật mình hoảng hốt và nghĩ rằng đang có kẻ nào đó làm hại tới rừng.
05/09/2009, 11:00
Cuối tuần rồi, viết khỏe quá anh Quý ơi! Tiền nhuận bút xài gì hết, hi hi hi...
Đến thăm, chúc anh vui khỏe nha.
Lọ Lem Đất Võ's blog
05/09/2009, 12:39
Đang mong Lọ Lem thì LL tới. Tiền nhuận bút cũng chỉ đủ nuôi miệng thôi em à. Xí hổ lắm!
05/09/2009, 16:51
Câu truyện thật cảm động về bảo vệ rừng. Người ta nói: cây có hồn cây, rừng có hồn rừng. Tiếng cú như thay lời nhắc nhở của đại ngàn với con người vậy. Chúc anh những ngày cuối tuần an vui!
05/09/2009, 17:02
ngày xưa mình cũng ở rừng. đã từng trong đội quân kiếm củi phá rừng Núi Nản Chợ Chu, lấy tiền đi học. Nhữngcây nghiến một người ôm từng là nạn nhân của đội quân ấy. Nay nghĩ lại thấy kinh.
05/09/2009, 19:39
Đúng vậy đó catbien, rừng có hồn của nó và xin hãy tran trọng rừng. Chuc bạn cuối tuần vui vẻ. Xin đón đọc phần cuối Những ánh lửa rừng neé.
05/09/2009, 19:41
Gửi bác Thiện!
May quá là là may khi bác bỏ nghề phá RỪNG vô Tây Ninh