Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

Hội thảo về nhà văn Vân An

Tây Ninh

HỘI THẢO VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NHÀ VĂN VÂN AN
nhà văn Vân An (1925-2005)

Sáng ngày 5/11/2011, tại Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha (Thị xã Tây Ninh), Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Tây Ninh đã tổ chức cuộc Hội thảo về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Vân An, với sự tham gia của các hội viên chuyên ngành văn học tỉnh và thầy trò trường Hoàng Lê Kha.
Nhà văn Vân An (1925-2005)tê thật là Trần Vạn An, quê quán tại Trảng Bàng -Tây Ninh, được kết nạp hội viên Hội nhà văn Viết Nam năm 1990. Hiện nay, số hội viên Hội NVVN ở Tây Ninh đếm trên đầu ngón tay, kể cả nhà văn Vân An là 4 người, nhưng chỉ có duy nhất ông là người Tây Ninh (3 hội viên còn lại là người ngoại tỉnh).  Nhà văn Vân an gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp văn học bằng chính những năm tháng gian khổ làm cách mạng. Ngay từ năm 1946, ông đã có nhiều sáng tác thơ văn phục vụ kháng chiến với những tác phẩm tiêu biểu như Phan Ngọc Diện; Túy Hoa; Thiên Thai; Giấc mộng mùa thu; Con thuyền lạc (thơ). Tiểu thuyết tình báo 2747 (năm 1948). Những năm tập kết ra Bắc, sống trong lòng Xã hội chủ nghĩa, nhà văn dồn hết nỗi nhớ quê hương lên những trang văn xuôi. Sau ngày 30/4/1975, trở về Tây Ninh nhà văn tham gia công tác tuyên giáo; Phụ trách đài, báo. Những trang thơ, văn của ông đầy ắp những vấn đề thời sự của công cuộc kiến thiết đất nước sau chiến tranh. Ông viết về những Bà mẹ anh hùng chịu nhiều đau thương mất mát vì Tổ quốc, về những cô văn công trong đoàn diễu hành ngày chiến thắng, về các em nhỏ còn mang trên mình vết bỏng bom na-pan hay về những ông giám đốc trong thời kỳ đổi mới…
Nhà văn Vân An là một người nghệ sĩ đa tài. Ngoài văn, thơ, ông còn sáng tác nhạc. Riêng mảng văn xuối, ông đã để lại 12 tác phẩm gồm tiểu thuyết, truyện dài, tập truyện ngắn. Tác phẩm đầu tay của ông là tiểu thuyết 2747, do Quân khu 9 phát hành năm 1948, tác phẩm cuối cùng là tập truyện dài Sài Gòn 46, do Nhà xuất bản Văn nghệ phát hành năm 1988. Cuộc hội thảo cũng đề cập đến đề tài văn học thiếu nhi mà ông từng đóng góp khá nhiều. Tiêu biểu là tiểu thuyết Người bạn nhỏ của trung tá ThomSon, viết về Đội thiếu niên anh hùng xã Đồng Khởi, huyện Dương Minh Châu. Tiểu thuyết Họ là ai? được đánh giá là cuốn sách thành công nhất viết về chiến tranh biên giới Tây Nam chống Khơ me đỏ, mà hiện nay chưa ai “qua mặt” được nhà văn Vân An.
Nữ sĩ Phan Phụng Văn, năm nay 81 tuổi mà vẫn chưa…lập gia đình, chỉ vì tình yêu và ngưỡng mộ Vân an. Bà nói, Vân An luôn luôn ngự trị trong tâm hồn tôi cả về nhân cách và tài năng. Như lời tâm sự của Đại tá Mười Thương (Phan Văn Điền)- Anh hùng LLVTND, một người bạn thân thiết của nhà văn Vân An, thì : “anh Bảy Vân An là một người sống rất nhân văn, trọng tình trọng nghĩa”. Cũng vì vậy, những bài tham luận của các nhà văn, nhà thơ Tây Ninh trong cuộc hội thảo này đều đau đáu một niềm tiếc thương với Vân An, cả về con người và sự nghiệp. Các tác phẩm văn học của ông hiện nay bị mai một, thất lạc rất nhiều. Mong muốn của gia đình và bạn văn chương là sau cuộc hội thảo này, Hội VHNT Tây Ninh cố gắng sưu tầm, tái bản những tác phẩm của nhà văn Vân An, để những thế hệ sau này được tiếp cận và học hỏi.
Đại tá Mười Thương, bạn tri kỷ của Vân An
em Thanh Nhã làm MC
Nguyễn Quốc việt- Phó chủ tịch Hội VHNT
lão tiên sinh La Ngạc thụy
                                                                     
một tiểu thuyết của Vân An
Nhà thơ Phan Kỷ Sửu
Khách tham gia hội thảo
trình bày bái bát của Vân An
di cảo văn học của Vân An


Nhà thơ Trần Hoàng Vy đọc tham luận
Một cuốn sách về thiếu nhi của Vân An
Phó Giám độc Sở VH-TT Đặng Thị Phượng và nhà thơ Vũ Miên Thảo
Đại tá Mười Thương AHLLVTND, người từng ám sát hụt Ngô Đình Diệmở Ban Mê thuột
Con trai nhà văn Vân An cám ơn Hội thảo
họa sĩ Nguyễn Bình, một vóc dáng trai Hà Thành
Nữ sĩ Phan Phụng Văn buồn nhớ bạn văn Vân An
Nhắc lại kỉ niệm về anh Bảy Vạn An
chụp ảnh kỉ niệm
Ông Trương Lưu Quang, phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh- con trai nhà văn VA
Bút tích của nhà thơ Xuân Diệu gửi nhà văn Vân an và nữ sĩ Phan Phụng Văn
Chụp ảnh kỷ niệm




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét