Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

TRUYỆN NGẮN DỰ THI TRÊN BÁO SGGP

CUỘC THI TRUYỆN NGẮN: CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG HÔM NAY

DÒNG CHẢY
Chủ nhật, 07/08/2011, 00:10 (GMT+7)
Bóng đêm, ngọn đèn vàng yểu soi những khuôn mặt mệt mỏi, lử lả trong xe. Rồi đèn tắt phụt, chiếc xe khách dài thượt bị bóng đêm nuốt chửng. Hằng đã thu xếp cho thằng cu con 2 tuổi một chỗ nằm sát ghế trong. Cô gác hai chân lên cửa kính, nằm dài lên đùi tôi. Đêm qua tới Thanh Hóa, cô còn khỏe nên ngồi dựa lưng vào vai tôi mà ngủ. Đêm nay thì đã khác. Tôi vòng tay ôm qua người cô, giữ cho khỏi trượt xuống sàn. Cảm giác hai bầu vú chật chội, ấm áp ngay dưới cánh tay trái.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

TRĂNG DÁT VÀNG BẾN SÔNG

                      TRĂNG DÁT VÀNG BẾN SÔNG
                                                 Truyện ngắn dự thi: Phùng Phương Quý


Thả cái ly lăn lóc trên tấm đệm lác, ông Ba ngửa mặt lên trời. Ở trển trăng sáng lắm đó. Đúng hôn? Trăng lọc bầu trời thành tấm khăn màu vàng chanh, choàng xuống bến sông. Còn mặt nước thì lấp lánh hàng vạn con mắt lục bình tím biếc. Rồi trăng viền xung quanh mái lều cũ nát một quầng sáng phế tích. Tấm đệm lác bồng bềnh giữa sân, mát lạnh gió sông như chiếc thảm thần bay trong dĩ vãng.

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

KHI NGUYÊN THỦ QUỐC GIA VÀ NGHẸ SĨ ĐI LÀM TỪ THIỆN

KHI NGUYÊN THỦ QUỐC GIA VÀ NGHỆ SĨ ĐI LÀM TỪ THIỆN

Sáng chủ nhật, nghe tin ngoài Hà Nội các “biểu tình viên” bị công an hốt về CA Mỹ Đình mấy chục người. Buồn! Trong này (Tây Ninh) trời xanh mây trắng, cờ đỏ cắm rợp hai bên đường để chào mừng Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Nghe tin chị Bảy Hoa (Trương Mỹ Hoa-Nguyên phó Chủ tịch nước) về xứ nắng lửa mưa dầu làm từ thiện, lại thấy vui vui. Dù sao chị Bảy cũng đã “nhẹ gánh giang san”, giờ về hưu đi làm từ thiện cũng có ý nghĩa.
NGHE TIN BÀ CON BIỂU TÌNH CHỐNG tRUNG qUỐC SÁNG NAY BỊ ĐÀN ÁP

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

BUỒN VUI MÙA VU LAN

Lời cám ơn. Sau khi bài báo này in trên báo Phụ nữ Thành phố. Đã có hai đoàn từ thiện của chợ Bến Thành và chợ Lớn đã gọi điện liên hệ với tác giả nhờ chỉ đường để các chị đem quà tới tặng cho những trại viên trong Trại dưỡng lão Trường Tây. Thay mặt các trại viên xin gởi lời cám ơn chân thành đến quý vị.

BUỒN VUI MÙA VU LAN                                              

Mùa Vu Lan lại về, mấy người bạn Sài Gòn  làm cuộc hành hương về “đất thánh” Tây Ninh. Cơn mưa như rây bột đón chúng tôi từ cầu Rạch Rễ, qua con đường đất đỏ lỗ chỗ ổ trâu ổ voi nối dài từ cửa  6 Toà Thánh ra đến Trại dưỡng lão Trường Tây thuộc huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG QUẢ

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

NHẠC SĨ HỒ BÔNG

   "MÌNH KHỔ VÌ TÍNH CHƠI NGÔNG"


       Nhạc sĩ Hồ Bông (Hồ Văn Bông) nguyên phó Bí thư chi bộ Ban văn nghệ R (TW Cục miền Nam), nguyên Trưởng đoàn Ca múa Bông Sen. Đã từng cùng Đoàn Ca múa nhạc Giải phóng đi trình diễn ở một số nước XHCN năm 1974. Những người từng công tác và quan hệ với ông đều chung một nhận xét là "Hồ Bông thích chơi ngông". Cũng vì tính chơi ngông, một lần ở Ban văn nghệ R, nhạc sĩ Hồ Bông suýt ...chết oan. Tác giả bài viết mới ghi lại một số chuyện chơi ngông mà nhạc sĩ Hồ Bông kể cho nghe tại Nhà sáng tác VHNT Vũng Tàu tháng 4/2010.

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

BÀ GIÀ VÀ ĐÀN CHÓ Ở BÊN TRUNG DÂN-P/S

BÀI NÀY ĐÃ IN TRÊN BÁO PHÁP LUẬT TPHCM NGÀY 21/6

BÀ GIÀ VÀ ĐÀN CHÓ Ở BẾN TRUNG DÂN
                                                                             Phóng sự
        

Bà Tư Mỹ (Châu Thị Mỹ) 76 tuổi, mới từ bệnh viện về nhà được mấy ngày, nước da xám ngoét, người gầy đét. Bà lặng lẽ ngồi khóc thương con chó Bia mới bị mất hồi cuối tháng 4, con chó cuối cùng trong đàn chó kéo xe của bà. “Người ta muốn ăn thịt nó. Mất chó, ai phụ tui kiếm gạo mắm mỗi ngày?”. Bà kể trong nước mắt, rằng đàn chó của bà khôn lắm, nào là Lô; Mina; Rô; Cơ; Chuồn; Bích; Xe; Pháo; Mã…chúng giúp bà kéo xe đi mót lúa, mót mì, bắt ốc, săn chuột, rắn, rùa. 
Một thời kéo xe giúp chủ kiếm sống

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

THƠ CHO MẸ MÙA VU LAN

VIẾT CHO MẸ MÙA VU LAN

Con còn nhớ được gì đâu
lên ba tuổi đã trắng đầu khăn tang
Hình như mẹ rất dịu dàng
Chuyến xe trần thế hai hàng lệ rơi
Phương nào tìm mẹ mẹ ơi
Hai mươi tuổi giữa cuộc đời mẹ đi
Chèo thuyền qua bến từ bi
Mùa Vu Lan biết nói gì lòng con.


                     Mùa Vu Lan 2009

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

ĂN THỊT GÁI TRINH- PHÓNG SỰ

ĂN THỊT GÁI TRINH Ở TRUNG QUỐC LÀ HÌNH ÀNH GIẢ

phuongquy | 10 May, 2009 15:48

Trên trang Word Press. com của nhóm người thuộc chế độ Việt nam cộng hòa cũ ở hải ngoại đang rêu rao về việc người dân Tây Tạng (Trung Quốc) nuôi và giết thịt gái trinh để ăn Tết. Những hình ảnh này hoàn toàn  được sử lý qua kỹ thuật số một cách vụng về. Nếu xem kỹ và chịu khó động não một chút là nhận thấy ngay. Mấy người bạn tôi tỏ ra kinh sợ vì vụ này, sau khi được người khác gửi hình ảnh đó qua email. Xin mọi người hãy bình tĩnh lại và suy ngẫm.
Kính cáo bạn đọc. Vì một số hình ảnh bên dưới "man rợ" quá, tuy là hình ghép, một sô bạn đọc góp ý bỏ đi cho đỡ phản cảm, nên phuongquy đã rút xuống. Mong mọi người thông cảm.

Người Tây Tạng làm gì có còng số 8 của công an để trói cô gái?Hai bàn tay đỡ ở nách cô gái ghép vào rất vụng về.


Đây là cảnh người dân chọc tiết lợn. Cô gái bị cắt cổ mà vẻ mặt như đang làm tình. Vết đâm ở cổ cũng ghép quá lộ liễu.


Đây hoàn toàn là cảnh mổ lợn của một lò mổ. Phần chân và ngực cô gái ghép vào không cân đối chút nào


Thịt lợn mới lắm nạc và dày thế này chứ


Hãy nhìn đôi chân cô gái, nó được cắt ra từ bức ảnh cô được bế lên giường. Chậu đựng huyết lúc trước bằng nhôm bây giờ lại bằng gỗ?


Cô gái lúc trước thon nhỏ chứ không to như ...lợn thế này. Lòng ruột rõ ràng là của một con lợn béo. Ruột người nhỏ xíu hà.
Đây là trò chơi ghép hình của một kẻ thần kinh mà thôi.

GóP ý

Re: ĂN THỊT GÁI TRINH Ở TRUNG QUỐC LÀ HÌNH ÀNH GIẢ

nguyenducthien | 10/05/2009, 17:29
Kinh quá, coi mắc mệt.

gửi anh

Phương Quý | 10/05/2009, 19:51
Gửi bác Thiện.
Toàn hình giả đấy bác ạ. Có gì mà kinh. Bác khỏe nhé. Ngày 17/5 Báo Phụ nữ trao giải truyện ngắn ở Nhà hát thành phố. Bác có ở TP thì tới chơi với bon em.

Sợ quá!

Trần Thiện Khanh | 10/05/2009, 19:54
Xem mấy hình ảnh này mà phát hoảng chú ạ.

Gửi anh Phùng Phương Quý, còn 1 điểm khác nữa mà anh kô để ý....

Chau Xuan Nguyen | 10/05/2009, 20:05
Tôi thì cũng kô để ý nhiều..he !! he !!, ai mà di dể ý cặp ngực đàn bà..he !!he !!. Nhưng cặp ngực của cô bị còng số 8 thì lép xẹp (có cái đẹp riêng của lép xẹp, kô phê bình lép xẹp nhé), còn căp ngực chặt rồi thì hình như mới qua Bác sĩ thẫm mỹ.
Yêu cầu anh Phùng Phương Quý không khen tôi có cặp mắt tinh vi nhé...
Châu Xuan Nguyen

KHUÔN MẶT NGƯỜI QUEN

Nhân một năm ngày mất nhà thơ Trần Hòa Bình

phuongquy | 18 August, 2009 20:40
 
                         Nếu theo âm lịch, còn 16 ngày nữa mới đến ngày giỗ đầu Trần Hòa Bình, nhưng giờ này năm ngoái gia đình và bạn hữu đang ngồi với anh đêm cuối cùng để ngày mai tiễn anh tới Đài hóa thân Hoàn vũ. Nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế có ghi lại một số kỷ niệm về Trần Hòa Bình. Xin giới thiệu cùng bạn đọc. 

KHUÔN MẶT NGƯỜI QUEN

NGƯỜI CỰU TÙ BINH TUỔI TÂN MÃO
Cho đến Tết Tân Mão này, Nguyễn Quốc Việt vừa tròn một giáp con Mèo. Tuổi 60 già nửa cuộc đời, nhiều chuyện buồn vui để nhớ, nhưng có lẽ kỷ niệm không bao giờ quên trong đời người cựu chiến binh ấy là những ngày tháng 2 lịch sử cách đây 38 năm, chính xác là ngày 15-2-1973.  Năm ấy, anh đang là một tù binh cùng rất nhiều đồng đội của mình bị giam giữ tại khu A trại giam Hố Nai- Biên Hòa. Sau những đấu tranh thắng lợi của quân dân ta trên cả hai mặt trận vũ trang và chính trị. Hiệp định Paris đã được ký kết. Cuộc trao trả tù binh giữa ta và Mỹ -Ngụy đã tạo cơ hội cho anh và đồng đội trở về với nhân dân, Tổ quốc.

LÃNG ĐÃNG HÀ THÀNH- Tạp văn

   
                                  MỘT NGÀY VỚI HÀ THÀNH
                                                                                  

Cơn bão số 2 đang sầm sập tới, nhưng hai tờ báo “ruột” ở Hà Nội nhắn tôi xuống lấy nhuận bút và nhận giùm tiền bạn đọc gửi tặng một nhân vật có hoàn cảnh đặc biệt. Thế là đội mưa đi Hà thành trọn một ngày, tiện thể mua vé cho chuyến “Nam tiến” sắp tới.
Quốc tử giám

CÁNH RỪNG CÒN SÓT LẠI- NXB HỘI NHÀ VĂN ( F2)

Phần 2-cánh rừng còn sót lại
         
Chư­ơng 8
 
     Tiếng rì rì của máy lạnh thật khó chịu. Bao giờ mình mới quen đư­ợc hơi lạnh nhân tạo này? Nằm trong phòng mà có cảm giác nằm trong một thùng kem lớn, toàn mùi dầu chuối.
     Chiếc tủ tài liệu nh­ư là cây kem sôcôla, còn chiếc bàn làm việc là cây kem sữa màu xanh ghi, giá sách trên tư­ờng là cây kem mút. Quá buồn, mà vẫn muốn phá lên cười. Đúng rồi! Chiếc giỏ nhựa đụng giấy lộn kia là cái kem ốc. Đúng là kem ốc, vì nó có mùi ốc, bao nhiêu là mùi hôi hám bởi những giấy tờ thải loại từ ý nghĩ, tư­ tưởng con ngư­ời. Hai con thạch sùng rình rập cạnh ống đèn tuýp, con bên phải to hơn, lúc lúc lại đập đuôi cành cạch vào hộp đèn, doạ dẫm đối thủ. Con bên trái chăm chú theo dõi thằng ngư­ời nằm thẳng đuột trên gi­ường, chắc nó  nghĩ đó là cây kem mút khổng lồ .

CÁNH RỪNG CÒN SÓT LẠI- Tiểu thuyết (tập1)

Cánh rừng còn sót lại

                                                                                                  Tiểu thuyết
                                                           Chương 1
Sướng nhất là ngồi bè ngược. Chẳng phải vất vả gì, ngoài việc ngồi ngắm trời, ngắm đất, hoặc thi thoảng kiểm tra dây nín bè có còn chắc không. Chỉ tiếc quãng sông này ngắn quá, ca nô kéo một ngày là tới cảng Đại. Khổ nhất là thả bè mùa nước cạn. Phải bốn năm ngày mới từ bến Quân về tới ngã ba sông Hạc. Một mình suốt ngày phơi mặt, phơi lưng trên chiếc mảng nhỏ để lái bè. Muốn lái bè sang trái thì bỏ neo bên phải. Muốn lái bè bên phải thì bỏ neo bên trái. Neo cắm xuống lòng sông rồi, dây cáp kêu tưng tưng, chiếc bè đột ngột bị  kéo lại, vặn mình răng rắc. Mũi bè chuyển hướng rồi phải đứng cho vững, cong đít nhổ neo lên. Lúc thả neo cũng phải chọn tư thế đứng cho chuẩn,  kẻo dây óc cuốn vào chân, kéo hút người xuống đáy sông, chỉ còn cách làm bạn với Hà Bá.

LAO XAO TRƯA HÈ- tạp văn

Bài đã in trên Tuổi trẻ Cuối tuần



Tạp văn
                            LAO XAO TRƯA HÈ

Nắng ở Thủ đô gay gắt, đạt ngưỡng 39 độ C. Giữa ồn ào xe cộ và bụi bặm thì thời tiết này quả là “quá sức chịu đựng” với một nhà văn. Từ chối lời mời đi xuống biển hay lên Tam Đảo, ông tìm về tá túc tại nhà ông bạn làm công tác nghiên cứu văn học dân gian ở một làng quê heo hút vùng trung du. Làng có tên là Làng Rền, một Khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, nơi có những ngôi mộ táng đã hai nghìn năm tuổi.

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

GỬI CAO BẰNG- thơ

Chợt tìm thấy một bài thơ cũ viết hồi ở Cao Bằng. Lại Nhớ tới Đoàn Ngọc Minh- Trần Thị Mộng Dần- và mấy chị em ở Văn nghệ Cao Bằng đã có thời gian chia sẻ vui buồn giữa mùa đông Cao bằng giá lạnh.
GỬI CAO BẰNG

Cao Bằng lệch về phía tôi
Một nửa câu then tìm bạn
Một nửa bát rượu nhớ rừng

Cao Bằng nghiêng về bên tôi
Trùng Khánh trập trùng bước đá
Lối về ào ạt thác gầm

Câu then còn chưa kịp thuộc
Nhưng mắt Cao Bằng đã say
Nửa bát rượu tình ngọt đắng
Một chiếc lá rừng chia đôi

Cao Bằng còn chưa kịp hẹn
Dốc cao đã vượt mấy lần
Suối lạnh hình như đã tắm
Môi cười gửi thật lòng thương

Câu thơ như là ngấn lệ
Nửa đêm…chợt nhớ đến người
Nỗi nhớ Cao Bằng trong tôi.

(Trại viết Nhà xuất bản Kim Đồng tại Cao Bằng
Tháng 12-2004)

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

LÁ TRẦU HÉO- truyện ngắn

Báo Văn nghệ Công an vừa in truyện ngắn này số đầu tháng 8. Xin giới thiệu cùng bạn đọc

                                  LÁ TRẦU HÉO
                                        Truyện ngắn: Phùng Phương Quý

Nó nín thở, nhìn chằm chằm vào mặt ông già người Mường. Mặt ông ta thay đổi rõ rệt, từ khuôn mặt tròn phúc hậu đỏ ửng hơi rượu thoắt trở thành quả bầu khô nám đen, nhăn nhúm. Ông già chu miệng, môi mấp máy, rồi bỗng thở phì hắt ra như người mới lặn dưới nước lên.

Đọc sách- TÌM LẠI KÝ ỨC XƯA

Tìm lại ký ức xa xưa... Thứ tư, 01/06/2011 20 giờ 28 GMT+7

Nếu ai đã từng có những ký ức, những kỷ niệm ngọt ngào về những miền quê hiền hòa có lẽ sẽ khó mà quên được. Tập tùy bút “Về thương chim sẻ” của nhiều tác giả (Nhà xuất bản Trẻ phối hợp với Công ty First News xuất bản năm 2011) đã chia sẻ những cảm xúc, trải nghiệm về những miền quê như thế với độc giả.
37 bài viết trong “Về thương chim sẻ” của nhiều tác giả, là những hoài niệm đầy cảm xúc, khiến người đọc lắng lòng theo từng trang giấy.
Vì mưu sinh, nhiều người bỏ quê ra phố. Nhịp sống xô bồ của thành thị như một vòng xoáy cuốn hút dễ khiến người ta quên đi nguồn cội, nhưng có những lúc: “đêm về nằm vắt tay lên trán thấy nhớ làng da diết, nhớ đến nhói đau trong lòng. Ấy là con đường đất đỏ sỏi ong rộng rãi, chạy xe ro ro không bị nắng vì hàng cây bạch đàn hay xà cừ che mát trên đầu. Cái ao bờ đất lở lói vì lũ cá trê đào khoét, mặt nước xanh lá bèo tây, cá đớp bóng lúm túm buổi chiều. Cả tình người nhà quê cũng khác. Bà cụ hàng xóm nhà tôi cứ có quả mít chín ngon lại xẻ đôi đem cho chúng tôi một nửa. Nhà tôi mỗi lần giỗ chạp, sau bữa là có phần đem chia cho mấy nhà xung quanh...” (“Nhớ làng” của Phùng Phương Quý- trang 134).
Tác giả Kiều Chinh nhớ về một làng quê mà mỗi khi gió chướng về là “lúa ngậm đồng căng hạt sữa, là mùa cá linh rộn ràng xóm nhỏ, hoa so đũa trổ bông tràn ngập cánh đồng, rải trắng những cánh đồng làng thơm mùi cỏ...” (Mùa gió chướng). Còn với Nguyễn Ngọc trong “Lũ và cha tôi”, mùa lũ lại là mùa đáng nhớ nhất dù chỉ ăn cơm với vừng lạc, gốc chuối muối giữa bốn bề ngập nước. Quê hương trong ký ức của nhiều người dù sung sướng hay cực khổ vẫn gắn với tuổi thơ hồn nhiên, nghịch ngợm. Đó là một tuổi thơ mà các trò chơi đều “rắc đầy bông nút” của Ngô Phan Lưu trong “Bông Nút”, hay những tháng ngày nhặt trứng chim trên cánh đồng sau mùa gặt trong “Đồng tro, nhạn đất” của Nguyễn Trọng Tín, hoặc một thời lặn ngụp, chơi đùa thỏa thích giữa dòng sông quê trong “Sông quê nổi giận” của Mạc Đại...
Có dịp trở về, người ta cảm thấy xót xa, tiếc nuối khi quê nhà đã đổi thay đến nỗi không thể nhận ra. Xóm Rớ ở cửa sông năm nào là nơi định cư của một làng chài nhỏ giờ đây đã trở thành một khu phố nhộn nhịp, nhưng sông nước đã hẹp hơn, cạn hơn và ô nhiễm trầm trọng. Những cánh đồng quê đầy trứng nhạn đất giờ đã trở thành ao tôm; cá đồng đông đúc một thời giờ đã cạn kiệt vì bị đánh bắt quá nhiều; bông điên điển xưa mọc hoang khắp nơi mà giờ người ta phải trồng mới có... Những dòng sông đã bị ô nhiễm, những cánh rừng bị tàn phá như những nhát cắt vào trái tim người xa xứ.
“Về thương chim sẻ” hướng người đọc tìm về những nét đẹp tâm hồn giữa cuộc sống hiện đại bộn bề.
CÁT ĐẰNG
(Theo bao dien tu Can Tho)